• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Trộm cắp tài sản gây thương tích, Trộm cắp tài sản gây thương tích bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào theo BLHS năm 2015

  • Trộm cắp tài sản gây thương tích bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
  • Trộm cắp tài sản gây thương tích
  • Tư vấn luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Trộm cắp tài sản gây thương tích

Câu hỏi của bạn: 

     Tôi có tình huống sau: Nhân lúc nhà P không ai ở nhà, M (sinh năm 1996) đã lẻn vào lấy trộm được số tiền là 5.000.000 đồng. Sau đó P về đến nhà và phát hiện ra M. P hô hoán lên "Trộm, trộm", thấy vậy M liền đẩy P ngã đập đầu vào cạnh tường rào, gây thương tích 13% ở vùng đầu. Xin Luật sư cho biết trường hợp này M phạm tội gì theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015

Câu hỏi của Luật sư:

     Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau: 

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn: Trộm cắp tài sản gây thương tích

     Căn cứ vào tình tiết bạn đưa ra, chúng tôi nhận thấy hành vi của M thoả mãn các dấu hiệu pháp lý của hai tội là tội trộm cắp tài sản và tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác. Nghiên cứu kỹ cấu thành tội phạm của hai tội phạm này, ta thấy rõ điều đó cụ thể như sau

1. Định tội danh đối với hành vi trộm cắp tài sản gây thương tích 

1.1 Cấu thành tội trộm cắp tài sản theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015

Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về tội trộm cắp tài sản như sau:

Điều 173. Tội trộm cắp tài sản

"1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Tài sản là bảo vật quốc gia;

g) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Li dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng."

     - Khách thể của tội phạm: Tội phạm xâm phạm đến quan hệ sở hữu của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Trong tinh huống M xâm phạm quyền sở hữu đối với số tiền 5.000.000 đồng của anh P.

     -  Mặt khách quan của tội phạm:

     + Về hành vi khách quan của tội phạm này thể hiện ở hành vi duy nhất là "chiếm đoạt". Thủ đoạn là lén lút, lợi dụng sơ hở, mất cảnh giác của người quản lý tài sản không trông giữ cẩn thận hoặc lợi dụng vào hoàn cảnh khách quan khác như: chen lấn, xô đẩy, nhằm tiếp cận tài sản để thực hiện hành vi chiếm đoạt mà người quản lý tài sản không biết. 

     + Về hậu quả: thiệt hại về tài sản mà cụ thể là giá trị tài sản bị chiếm đoạt. Theo đó, để cấu thành tội này, người có hành vi lén lút phải chiếm đoạt được tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Đã bi xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
  • Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật hình sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
  • Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
  • Tài sản là di vật, cổ vật.

     Trong tình huống, M đã có hành vi lén lút, lợi dụng gia đình nhà P đi vắng sau đó lẻn vào nhà P lấy số tiền trị giá 5.000.000 đồng. Hành vi của M là hành vi lén lút chiếm đoạt của người khác với giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên, được miêu tả trong cấu thành tội phạm của tội trộm cắp tài sản.

     - Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý.

     + Mục đích là mong muốn chiếm đoạt tài sản của người khác. Muc đích của tội phạm bao giờ cũng có trước khi thực hiện hành vi chiếm đoạt sản. Vì vậy, có thể nói mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội trộm cắp tài sản.

     Trong tình huống, khi lẻn vào nhà P rõ ràng mục đích của M là mong muốn chiếm đoạt được tài sản có trong nhà của P. Đồng thời, M cũng biết rõ hành vi trộm cắp của mình là trái pháp luật, là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và M mong muốn hậu quả xảy ra.

     - Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự.

     + Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ và tô chịu trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng đối với tội phạm này.

     Từ những phân tích trên đây, có thể thấy hành vi của M thoả mãn cấu thành tội phạm của tội trộm cắp tài sản theo quy định tại điều 173 Bộ luật hình sự năm 2015.

1.2 Cấu thành tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ 

Bộ luật hình sự năm 2015 quy định tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác:

"1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy him hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy him hoặc hóa chất nguy hiểm;

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

đ) Có tổ chức;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

i) Có tính chất côn đồ;

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31 % đến 60%;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;

c) Phạm tội 02 lần tr lên;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mi người từ 31% đến 60%;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tn thương cơ thể từ 31 % đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tn thương cơ thể 61 % trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Làm chết 02 người tr lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

6. Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm."

     - Về khách thể của tội phạm: Tội phạm xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về sức khoẻ của con người.

     - Về mặt khách quan của tội phạm: Mặt khách quan của tội phạm thể hiện ở hành vi tác động đến thân thể của người khác làm cho người này bị thương, bị tổn hại đến sức khoẻ với tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
  • Dùng axit nguy hiểm hoặc hoá chất nguy hiểm;
  • Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
  • Đối với ông bà, cha mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
  • Có tổ chức; 
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
  • Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
  • Có tính chất côn đồ; 
  • Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

     Trong tình huống, M có hành vi đẩy P ngã đập đầu vào tường rào, gây thương tích 13% ở vùng đầu. Đây là hành vi cố ý gây thương tích cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% trở lên, được miêu tả trong cấu thành tội phạm của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khoẻ cho người khác. 

     - Về mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý. 

     Ở đây, M biết hành vi đẩy P ngã là hành vi nguy hiểm cho xã hội, có thể dẫn đến thương tích cho P nhưng M vẫn thực hiện hành vi đó và hậu quả là gây thương tích 13% cho P ở vùng đầu.

     - Về chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự

     + Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng đối với tội phạm này.

     Từ những phân tích nêu trên cho thấy hành vi của M thoả mãn cấu thành tội phạm của tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác theo quy định tại điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015.

     Tóm lại, trường hợp này M phạm hai tội là Trộm cắp tài sản và Cố ý gây thương gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015. [caption id="attachment_90830" align="aligncenter" width="389"]Trộm cắp tài sản gây thương tích Trộm cắp tài sản gây thương tích[/caption]

2. Tổng hợp hình phạt đối với hành vi trộm cắp tài sản gây thương tích

     Đối với hành vi trộm cắp tài sản gây thương của M, khi xét xử Toà án sẽ quyết định hình phạt cho từng tội cụ thể căn cứ vào quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi của M, nhân thân của M và các tình tiết tăng năng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Sau đó sẽ tổng hợp hình phạt theo quy định tại điều 55 Bộ luật hình sự năm 2015 như sau:

Điều 55. Quyết định hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội

"Khi xét xử cùng 01 lần một người phạm nhiều tội, Tòa án quyết định hình phạt đối với từng tội và tổng hợp hình phạt theo quy định sau đây:

1. Đối với hình phạt chính:

a) Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạo không giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lại thành hình phạt chung; hình phạt chung không được vượt quá 03 năm đối với hình phạt cải tạo không giam giữ, 30 năm đối với hình phạt tù có thời hạn;

b) Nếu các hình phạt đã tuyên là cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, thì hình phạt cải tạo không giam giữ được chuyn đi thành hình phạt tù theo tỷ lệ cứ 03 ngày cải tạo không giam giữ được chuyn đi thành 01 ngày tù để tổng hợp thành hình phạt chung theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

c) Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tù chung thân thì hình phạt chung là tù chung thân;

d) Nếu hình phạt nặng nhất trong số các hình phạt đã tuyên là tử hình thì hình phạt chung là tử hình;

đ) Phạt tiền không tổng hợp với các loại hình phạt khác; các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung;

e) Trục xuất không tổng hợp với các loại hình phạt khác.

2. Đối với hình phạt bổ sung:

a) Nếu các hình phạt đã tuyên là cùng loại thì hình phạt chung được quyết định trong giới hạn do Bộ luật này quy định đối với loại hình phạt đó; riêng đối với hình phạt tiền thì các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung;

b) Nếu các hình phạt đã tuyên là khác loại thì người bị kết án phải chấp hành tất cả các hình phạt đã tuyên."

     Ngoài ra bạn có thể tham khảo các bài viết sau:

     Để được tư vấn chi tiết về Trộm cắp tài sản gây thương tích, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật hình sự: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành ơn

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178