• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Trình tự thủ tục thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước khi không có tên trong hợp đồng thuê nhà hoặc văn bản phân phối bố trí nhà ở

  • Trình tự và thủ tục thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước
  • Thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước
  • Pháp Luật Đất Đai
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

THUÊ NHÀ Ở CŨ THUỘC SỞ HỮU NHÀ NƯỚC

Kiến thức của bạn

   Thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước

Kiến thức của luật sư

Cơ sở pháp lý

Nội dung kiến thức thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước

     1. Đối tượng được thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước

     Theo khoản 1 điều 57 nghị định 99/2015/NĐ-CP, đối tượng được thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước là người đang thực tế sử dụng nhà ở và có nhu cầu tiếp tục thuê nhà ở đó, bao gồm các trường hợp sau:

  • Trường hợp đang thực tế sử dụng nhà ở, có hợp đồng thuê nhà ở và có tên trong hợp đồng này thì không phải ký lại hợp đồng thuê nhà, trừ trường hợp hợp đồng thuê nhà ở hết hạn và các bên phải ký lại hợp đồng;
  • Trường hợp đang thực tế sử dụng nhà ở, không có hợp đồng thuê nhà ở nhưng có quyết định, văn bản phân phối, bố trí nhà ở và có tên trong quyết định, văn bản này thì phải làm thủ tục ký hợp đồng thuê nhà ở với đơn vị quản lý vận hành, nhà ở;
  • Trường hợp đang thực tế sử dụng nhà ở, có hợp đồng thuê nhà ở nhưng không có tên trong hợp đồng này và nhà ở này không có tranh chấp, khiếu kiện thì được ký hợp đồng thuê nhà với đơn vị quản lý vận hành nhà ở;
  • Trường hợp đang thực tế sử dụng nhà ở, có quyết định, văn bản phân phối, bố trí nhà ở nhưng không có tên trong quyết định, văn bản này và nhà ở này không có tranh chấp, khiếu kiện thì được ký hợp đồng thuê nhà với đơn vị quản lý vận hành nhà ở.

     2. Hồ sơ thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước

     Hồ sơ thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước theo khoản 1 điều 60 nghị định 99/2015/NĐ-CP bao gồm:

  • Đơn đề nghị thuê nhà ở;
  • Giấy tờ chứng minh việc sử dụng nhà ở;
  • Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu đang còn giá trị hoặc Thẻ quân nhân của người có đơn đề nghị thuê nhà ở; trường hợp là vợ chồng thì phải có thêm bản sao có chứng thực sổ hộ khẩu gia đình hoặc giấy đăng ký kết hôn;
  • Bản sao giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được miễn, giảm tiền thuê nhà ở (nếu có).
[caption id="attachment_76062" align="aligncenter" width="448"]Thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước Thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước[/caption]
     3. Trình tự, thủ tục thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước
     3.1. Trường hợp có tên trong văn bản phân phối bố trí nhà ở:

     Bước 1. Người đề nghị thuê nhà ở nộp 02 bộ hồ sơ tại đơn vị quản lý vận hành nhà ở hoặc tại cơ quan quản lý nhà ở (do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định);

     Bước 2. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, viết giấy biên nhận hồ sơ và báo cáo cơ quan quản lý nhà ở xem xét

  • Người nộp đơn không thuộc đối tượng được thuê nhà ở cũ thì phải có văn bản thông báo cho người hộp hồ sơ biết rõ lý do;
  • Nếu hồ sơ còn thiếu giấy tờ thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải hướng dẫn ngay để người nộp hồ sơ bổ sung giấy tờ.

     Bước 3. Cơ quan quản lý nhà ở kiểm tra, lập tờ trình kèm theo dự thảo quyết định phê duyệt đối tượng được thuê nhà ở cũ trình cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định;

     Bước 4. Cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà ở xem xét, ban hành quyết định phê duyệt đối tượng được thuê nhà ở, sau đó gửi quyết định này cho cơ quan quản lý nhà ở để thông báo cho đơn vị quản lý vận hành nhà ở thực hiện ký kết hợp đồng thuê nhà ở.

     Sau khi có quyết định phê duyệt đối tượng được thuê nhà ở cũ, đơn vị quản lý vận hành nhà ở thực hiện ký kết hợp đồng với người thuê nhà ở.

     3.2. Trường hợp quy có hợp đồng thuê nhà hoặc văn bản phân phối bố trị nhà ở nhưng không có tên trong hai văn bản này:

     - Trường hợp người đang sử dụng nhà ở nhận chuyển quyền thuê nhà ở trước ngày 6/6/2013:

  • Người đề nghị thuê nhà ở nộp 02 bộ hồ sơ tại đơn vị quản lý vận hành nhà ở hoặc tại cơ quan quản lý nhà ở.
  • Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, nếu hồ sơ hợp lệ thì đăng tải 03 lần liên tục thông tin về nhà ở cho thuê trên báo của địa phương và trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị mình; trường hợp cơ quan quản lý nhà ở tiếp nhận hồ sơ thì chuyển cho đơn vị quản lý vận hành nhà ở để thực hiện việc đăng tin.
  • Sau 30 ngày, kể từ ngày đăng tin lần cuối, nếu không có tranh chấp, khiếu kiện về nhà ở cho thuê thì đơn vị quản lý vận hành nhà ở ký hợp đồng với người thuê và báo cáo cơ quan quản lý nhà ở biết để theo dõi, quản lý; nếu có tranh chấp, khiếu kiện về nhà ở này thì chỉ thực hiện ký hợp đồng thuê sau khi đã giải quyết xong tranh chấp, khiếu kiện;

     - Trường hợp người đang sử dụng nhà ở là người nhận chuyển quyền thuê nhà ở từ 6/6/2013:

  • Người đề nghị thuê nhà ở nộp 02 bộ hồ sơ tại đơn vị quản lý vận hành nhà ở hoặc tại cơ quan quản lý nhà ở.
  • Cơ quan quản lý nhà ở có văn bản đồng ý về việc chuyển nhượng quyền thuê và gửi văn bản này kèm theo bản sao hồ sơ đề nghị thuê nhà cho đơn vị quản lý vận hành;
  • Đơn vị quản lý vận hành tiếp nhận hồ sơ thực hiện ký hợp đồng với người thuê

     Thời hạn giải quyết cho thuê nhà ở cũ là không quá 30 ngày, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ đề nghị thuê nhà ở nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

     Một số bài viết có nội dung tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về thuê nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật đất đai 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:[email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành ơn.

 

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6500