• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

tranh chấp quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề..Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản được yêu cầu mở lối đi ra đường công cộng

  • Tranh chấp quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề
  • Tranh chấp quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề
  • Pháp Luật Đất Đai
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

TRANH CHẤP QUYỀN SỬ DỤNG HẠN CHẾ THỬA ĐẤT LIỀN KỀ

Câu hỏi của bạn:

     Thưa luật sư, nhà tôi nằm trong hẻm vì là nơi đồng ruộng nên chỉ có vài ngôi nhà vì ông A thuộc quyền sở hữu đất nằm ngoài đã đồng ý cho vài mét đất để chúng tôi mở đường làm lối đi chung . Nhưng bây giờ ông A đột nhiên đòi lại và không cho nhà tôi đi. tôi phải xử lý như thế nào đây luật sư.

Câu trả lời của luật sư:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn    Khoản 24, Điều 3 Luật đất đai quy định:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

...24. Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.

     Theo những thông tin mà bạn đã cung cấp thì chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn một cách chung nhất trong trường hợp quyền được sử dụng hạn chế thửa đất liền kề thửa của bạn để lấy lối đi ra ngõ chung theo quy định của pháp luật.

     Thứ nhất, theo quy định của pháp luật tại Bộ luật dân sự điều 254, Luật đất đai điều 171 và điều 95 thì gia đình bạn có quyền yêu cầu bên hàng xóm có thửa đất liền kề phải để cho gia đình bạn một lối đi hợp lý trên thửa đất của họ để có thể ra được đường công cộng và bạn cũng phải trả một khoản chi phí hợp lý để được sử dụng phần diện tích đó, đồng thời gia đình bạn cần phải đăng ký xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề đó khi hàng xóm cho phép gia đình bạn sử dụng đất của họ.

     “Điều 254. Quyền về lối đi qua (Bộ luật Dân sự)

     1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ; Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi; Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

     2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

     3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.”

     “Điều 171. Quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề (Luật đất đai 2013)

     1. Quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề bao gồm quyền về lối đi; cấp, thoát nước; tưới nước, tiêu nước trong canh tác; cấp khí ga; đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý trên thửa đất liền kề.

     2. Việc xác lập quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự và phải thực hiện đăng ký theo quy định tại Điều 95 của Luật này. (Điều 95: Đăng ký biến động thửa đất khi: xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề).” [caption id="attachment_18743" align="aligncenter" width="259"]Tranh chấp quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề Tranh chấp quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề[/caption]

     Thứ hai, khi gia đình bạn không được sự đồng ý của bên có thửa đất vây xung quanh thửa đất nhà bạn, khiến gia đình bạn không thể có lối đi ra đường công cộng mặc dù trước đó bên kia đã đồng ý thì sẽ giải quyết như sau:

  • Trước hết, hai bên gia đình cần phải thương lượng, hòa giải với nhau trước để tìm phương pháp giải quyết thỏa đáng. Nhà nước khuyến khích các bên trong tranh chấp tiến hành hòa giải, đối thoại với nhau trước khi có sự can thiệp của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Nếu không còn cách nào thương lượng, đàm phán thì bạn có thể tiến hành khởi kiện ra Ủy ban nhân dân và Tòa án có thẩm quyền theo
  • Khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp về đất đai được gửi lên cơ quan đầu tiên có trách nhiệm hòa giải, giải quyết là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất (điều 202 luật đất đai). Trong vòng không quá 45 ngày kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp Ủy ban nhân dân xã phải thực hiện thủ tục hòa giải. Việc hòa giải thành hay không thành đều phải được lập thành văn bản và phải được gửi tới các bên.
  • Nếu trường hợp không thể tiến hành hòa giải tranh chấp tại Ủy ban nhân dân xã thì gia đình bạn có thể làm đơn khởi kiện lên Ủy ban nhân dân huyện hoặc Tòa án nhân dân huyện nơi có đất tranh chấp để được yêu cầu giải quyết (điều 203, luật đất đai). Thủ tục, trình tự giải quyết sẽ tiến hành theo pháp luật tố tụng.
  • Trường hợp nếu không đồng ý với quyết định của chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện hoặc Tòa án nhân dân huyện thì bạn có thể tiến hành khiếu nại đến chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Tòa án nhân dân cấp trên theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

     Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc gì bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật đất đai miễn phí 24/7: 19006500 hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected] để gặp luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được ý kiến đóng của mọi người dân để chúng tôi ngày một hoàn thiện mình hơn.

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách hàng!

     Trân trọng.                                        

      Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178