• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Thưa luật sư, cho tôi hỏi: bố mẹ tôi có một mảnh đất chưa có sổ đỏ nhưng bố tôi tự ý bán cho người khác...nay tôi muốn đòi lại...Liên hệ tổng đài 1900 6500

  • Tranh chấp đòi lại mảnh đất chưa có sổ
  • mảnh đất chưa có sổ
  • Pháp Luật Đất Đai
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

TRANH CHẤP ĐÒI LẠI MẢNH ĐẤT CHƯA CÓ SỔ ĐỎ

Câu hỏi của bạn:

     Kính chào luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp như sau: bố mẹ tôi có tài sản chung là một mảnh đất nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Năm 2006 bố tôi đã viết giấy viết tay bán cho người khác mảnh đất này nhưng mẹ tôi không được biết và không ký vào giấy tờ mua bán đất. Năm 2008 bố tôi mất. Nay gia đình bên kia yêu cầu mẹ tôi phải giao phần đất đó cho họ nhưng mẹ tôi không đồng ý. Họ đã làm đơn khởi kiện ra Tòa án và mẹ tôi bị xử thua kiện. Vậy Luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp này mẹ tôi phải làm gì để đảm bảo được quyền lợi của mình? Tôi xin cảm ơn!

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho chúng tôi qua địa chỉ Email: lienhe@luattoanquoc.com. Với câu hỏi trên của bạn chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý:

[caption id="attachment_16312" align="aligncenter" width="300"]mảnh đất chưa có sổ Mảnh đất chưa có sổ[/caption]

Nội dung tư vấn:

     Căn cứ khoản 1 Điều 106 Luật đất đai 2003 (này là khoản 1 Điều 188 Luật đất đai 2013) về điều kiện thực hiện các quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất:

     “1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

     a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

     b) Đất không có tranh chấp;

     c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

     d) Trong thời hạn sử dụng đất.”

     Như vậy, điều kiện để thực hiện việc mua bán đất là đất phải có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nếu không đáp ứng được điều kiện này mà hai bên vẫn thực hiện việc mua bán thông qua giấy viết tay thì sẽ vô hiệu về hình thức  theo quy định tại Điều 689 Bộ luật dân sự năm 2005 :

[symple_box color="gray" fade_in="false" float="center" text_align="left" width=""]“2. Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật”.[/symple_box]

     Căn cứ Điều 137 Bộ luật Dân sự 2005, hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu là: không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập; các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả bằng tiền… Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.

     Theo thông tin bạn cung cấp thì Tòa án đã ra Quyết định xử cho gia đình bên mua, vậy nếu còn thời hạn kháng cáo, mẹ bạn cần gửi đơn kháng cáo đến Tòa án đã ra Quyết định, bản án.

     Điều 271 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về người có quyền kháng cáo:

     “Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.”

     Điều 273 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thời hạn kháng cáo như sau:

     “1. Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.

     Đối với trường hợp đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án.”

     Đơn kháng cáo phải có các nội dung chính sau đây:

     a) Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;

     b) Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người kháng cáo;

     c) Kháng cáo toàn bộ hoặc phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;

     d) Lý do của việc kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo;

     đ) Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.

     Kèm theo đơn kháng cáo, người kháng cáo phải gửi tài liệu, chứng cứ bổ sung (nếu có) để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp.

     Nếu đã quá thời hạn kháng cáo thì mẹ bạn có thể viết đơn đề nghị gửi Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp kháng nghị vụ án. Trong trường hợp của nhà bạn thì là viện kiểm sát cấp tỉnh. Thời hạn kháng nghị đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 01 tháng, kể từ ngày tuyên án (theo quy định tại khoản 1 Điều 280 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).

     Trong trường hợp bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật, bạn có thể làm đơn đề nghị xem xét bản án quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm bản án dân sự

   Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của bạn. Nếu còn bất cứ vướng mắc gì, bạn vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn Luật đất đai miễn phí 24/7: 1900.6178 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng góp hơn nữa để chúng tôi được ngày càng hoàn thiện hơn.

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách hàng!

     Trân trọng./.                                         

 Liên kết tham khảo:

 
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178