• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Tiền trợ cấp nuôi con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật: Vợ chồng bạn có thể thỏa thuận về mức cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn....

  • Tiền trợ cấp nuôi con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật
  • Tiền trợ cấp nuôi con sau khi ly hôn
  • Pháp luật hôn nhân
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

TIỀN TRỢ CẤP NUÔI CON SAU KHI LY HÔN

Câu hỏi của bạn: 

     Chào luật sư. Xin luật sư tư vấn giúp em !

     Năm 2007 hai vợ chồng cưới nhau. Đến năm 2009 bố mẹ em có bán đất và cho em 480 triệu mua lô đất. Lúc làm sổ đỏ trên phường, không cho đứng tên em. Nên bố mẹ có gọi chồng em đến để đứng tên. Bây giờ hai vợ chồng em lục đục. Ba em biết nên không cho lô đất đấy và muốn đòi lại để bán. Lô đất được định giá 1 tỉ.  Chồng em không chịu kí tên sang quyền chuyển nhượng lại cho bố em nữa. Và muốn chuyển nhượng quyền sở hữu này cho con trai của em được 10 tuổi ! 

     Năm 2017 hai vợ chồng có mở 1 shop bán quần áo. Tổng chi phí bao gồm hàng hóa và tiền nhà là : 250 triệu sẽ được chia như thế nào ? Nếu em được nuôi con

    Thứ 2: Thì lô đất sẽ như thế nào ? Em có bán được không ?

    Thứ 3 : Nếu em nuôi con. Thì em được hỗ trợ tiền nuôi con bao nhiêu 1 tháng ( chồng em lương công chức nhà nước ).

     Và pháp luật có đảm bảo can thiệp nếu chồng em không chu cấp đầy đủ không?

     Em đợi hồi âm. Em cảm ơn luật sư

Kiến thức  của Luật sư:

     Chào bạn!

     Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn  đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý:

Nội dung tư vấn:

1. Xác định tài sản chung, tài sản riêng khi ly hôn

     Theo thông tin mà bạn cung cấp thì chúng tôi không biết được hai bạn có đăng ký kết hôn với nhau hay chỉ tổ chức đám cưới. Nên chúng tôi sẽ chia ra làm hai trường hợp như sau:

a. Trường hợp 1: hai bạn đăng ký kết hôn

     Đoạn 2 khoản 1 điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau: “Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.”

     Như vậy, nếu quyền sử dụng đất có được sau khi kết hôn thì sẽ là tài sản chung của vợ chồng bạn. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ ghi tên một mình chồng bạn nếu có tranh chấp về tài sản mà không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

   *Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung:

     Về nguyên tắc việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.

     Khoản 2, điều 35 Luật hôn nhân và gia đình quy định:

“2. Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:

a) Bất động sản;

b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;

c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.”

     Đối chiếu quy định trên thì bạn không thể tự mình bán lô đất là tài sản chung của hai vợ chồng được, trừ trường hợp bạn có văn bản ủy quyền của chồng được công chứng hoặc chứng thực.

b. Trường hợp 2: Hai bạn không đăng ký kết hôn

     Theo quy định tại điều 43 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì tài sản hình thành trước thời kỳ hôn nhân sẽ là tài sản riêng. Nếu bạn có công sức đóng góp vào khối tài sản này thì bạn phải đưa ra căn cứ để chứng minh. [caption id="attachment_54972" align="aligncenter" width="432"]Tiền trợ cấp nuôi con sau khi ly hôn Tiền trợ cấp nuôi con sau khi ly hôn[/caption]

2. Phân chia tài sản khi ly hôn

     Bạn có thể tham khảo hai bài viết dưới đây:

3. Tiền trợ cấp nuôi con sau khi ly hôn

     Vợ chồng bạn có thể thỏa thuận về việc nuôi dưỡng con sau khi ly hôn. Nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Các yếu tố để Tòa án quyết định người trực tiếp nuôi con bao gồm:

  • Điều kiện về mặt vật chất: ăn, ở, sinh hoạt.
  • Điều kiện về mặt tinh thần: thời gian chăm sóc con, điều kiện học tập, việc vui chơi giải trí, người hỗ trợ nuôi dưỡng, ….

     Căn cứ điều 110 Luật hôn nhân và gia đình quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con như sau:

“Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.”

     Theo đó, nếu chồng bạn không sống chung với con thì chồng bạn có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

     Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

     Trong trường hợp, chồng bạn trốn tránh không thực hiện nghĩa vụ theo bản án quyết định của Tòa án thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật. Cụ thể, bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây: Chồng không cấp dưỡng cho con sau ly hôn xử lý như thế nào?

Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về tiền trợ cấp nuôi con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật Hôn nhân và gia đình: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178