Quy định về lập vi bằng khi niêm phong nhà người khác
09:38 23/02/2019
Thừa phát lại lập vi bằng khi niêm phong nhà người khác được không... thừa phát lại lập vi bằng có phải theo yêu cầu của Tòa án không?

Quy định về lập vi bằng khi niêm phong nhà người khác
Lập vi bằng khi niêm phong nhà người khác
Pháp Luật Đất Đai
19006500
Tác giả:
- Đánh giá bài viết
LẬP VI BẰNG KHI NIÊM PHONG NHÀ NGƯỜI KHÁC
Câu hỏi của bạn về vấn đề lập vi bằng khi niêm phong nhà người khác:
Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp như sau:
Hiện chúng tôi đang có tranh chấp về vấn đề pháp lý và thanh toán với bên chủ đầu tư dự án chung cư dù căn hộ đã được bàn giao cho chúng tôi từ tháng 05/2018. CĐT không có đối thoại với chúng tôi mà liên tiếp gửi các thông báo đe dọa cắt điện cắt nước sinh hoạt, các dịch vụ tiện ích đi kèm, đồng thời vào ngày 23 sắp tới sẽ tiến hành niêm phong căn hộ của chúng tôi dưới sự chứng kiến và lập vi bằng của Văn phòng Thừa Phát Lại mà không thông qua xét xử yêu cầu của Tòa án.
Công ty cho tôi hỏi là việc chứng kiến và lập vi bằng của VP Thừa Phát Lại trong trường hợp này là đúng luật hay không?
Rất mong được Luật sư giải đáp! Tôi xin chân thành cảm ơn!
Câu trả lời của Luật sư về vấn đề lập vi bằng khi niêm phong nhà nước khác:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về vấn đề lập vi bằng khi niêm phong nhà người khác, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề lập vi bằng khi niêm phong nhà người khác như sau:
1. Cơ sở pháp lý về vấn đề lập vi bằng khi niêm phong nhà người khác:
- Nghị định 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh;
- Nghị định 135/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh;
2. Nội dung tư vấn về vấn đề lập vi bằng khi niêm phong nhà người khác:
2.1 Vi bằng là gì? Giá trị pháp lý của vi bằng?
Tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định 61/2009/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều Nghị định 135/2013/NĐ-CP quy định:
1. Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.
Căn cứ quy định trên, có thể hiểu vi bằng là một văn bản do Thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm và trao quyền lập ra để ghi nhận lại một sự kiện hoặc một hành vi nào đó diễn ra trên thực tế.
Về bản chất, việc lập vi bằng giống như một bên thứ ba đứng ra làm chứng cho một sự kiện, hành vi nào đó được thực hiện bởi các bên. Nhưng việc làm chứng này được diễn ra theo một cách đặc biệt hơn đó là thực hiện bởi người được nhà nước bổ nhiệm và trao quyền khi đáp ứng được các tiêu chuẩn mà pháp luật quy định; kết quả của việc làm chứng này là một văn bản được đi đăng ký tại Sở tư pháp và văn bản đó được đặt tên gọi là vi bằng.
Về giá trị pháp lý của vi bằng, Điều 28 Nghị định 61/2009/NĐ-CP có giá trị pháp lý như sau:
- Vi bằng có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án.
- Vi bằng là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2.2 Lập vi bằng khi niêm phong nhà người khác có được không?
Tại Điều 3 Nghị định 61/2009/NĐ-CP quy định các công việc Thừa phát lại được làm như sau:
Điều 3. Công việc Thừa phát lại được làm
1. Thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án dân sự.
2. Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
3. Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự.
4. Trực tiếp tổ chức thi hành án các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự. Thừa phát lại không tổ chức thi hành án các bản án, quyết định thuộc diện Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án.
Lập vi bằng khi niêm phong nhà người khác[/caption]
Về thẩm quyền và phạm vi lập vi bằng được quy định tại Khoản 8 Điều 2 Nghị định 135/2013/NĐ-CP:
1. Thừa phát lại có quyền lập vi bằng đối với các sự kiện, hành vi theo yêu cầu của đương sự, trừ các trường hợp quy định tại Điều 6 của Nghị định này; các trường hợp vi phạm quy định về bảo đảm an ninh, quốc phòng; vi phạm bí mật đời tư theo quy định tại Điều 38 của Bộ luật dân sự; các trường hợp thuộc thẩm quyền công chứng của tổ chức hành nghề công chứng hoặc thuộc thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân các cấp và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Thừa phát lại được lập vi bằng các sự kiện, hành vi xảy ra trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi đặt Văn phòng Thừa phát lại.
Như vậy, từ những quy định trên của pháp luật, khi cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện một sự kiện, hành vi nào đó thuộc các trường hợp được quy định nêu trên và có yêu cầu Thừa phát lại lập vi bằng thì Thừa phát lại tiến hành lập vi bằng để ghi nhận sự kiện, hành vi đó.
Theo như thông tin bạn cung cấp, giữa bạn và chủ đầu tư có xảy ra tranh chấp và chủ đầu tư có gửi văn bản về việc ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước, và sắp tới sẽ niêm phong căn nhà của bạn dưới sự chứng kiến và lập vi bằng của Thừa phát lại.
Đối với trường hợp này, khi chủ đầu tư thực hiện hành vi niêm phong nhà của bạn và có nhu cầu lập vi bằng ghi nhận về hành vi này thì trong phạm vi thẩm quyền của mình Thừa phát lại tiến hành lập vi bằng theo yêu cầu của chủ đầu tư, không phải theo yêu cầu của Tòa án.
Có thể hành vi tự ý niêm phong nhà của bên chủ đầu tư đã xâm phạm đến nơi ở hợp pháp của bạn, và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật, tuy nhiên việc lập vi bằng ghi nhận hành vi này có thể giúp củng cố chứng cứ cho bạn khi bạn có yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền xem xét xử lý hành vi nêu trên của chủ đầu tư để đảm bảo quyền lợi của mình.
Bài viết tham khảo:
- Lệ phí lập vi bằng theo quy định của pháp luật hiện hành;
- Hướng dẫn hồ sơ lập vi bằng theo quy định của pháp luật hiện hành;
Để được tư vấn về vấn đề lập vi bằng khi niêm phong nhà nước khác quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật đất đai: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Quỳnh Mai