• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Tải nghị định 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại. Thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm để làm các công việc về thi hành án...

  • Tải nghị định 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại
  • Nghị định 61/2009/NĐ-CP
  • Hỏi đáp luật công chứng
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Tải nghị định 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại.

CHÍNH PHỦ
-----

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
--------

Số: 61/2009/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 24 tháng 07 năm 2009

 

NGHỊ ĐỊNH

VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THỪA PHÁT LẠI THỰC HIỆN THÍ ĐIỂM TẠI MỘT SỐ TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị quyết số 24/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Quốc hội khóa XII;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp,

NGHỊ ĐỊNH:

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định về Thừa phát lại, văn phòng Thừa phát lại; phạm vi, thủ tục thực hiện công việc của Thừa phát lại; giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát đối với hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm để làm các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và các công việc khác theo quy định của Nghị định và pháp luật có liên quan.

2. Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong các quan hệ pháp lý khác.

3. Tống đạt là việc thông báo, giao nhận các văn bản của Tòa án và Cơ quan thi hành án dân sự do Thừa phát lại thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Công việc Thừa phát lại được làm

1. Thực hiện việc tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án dân sự.

2. Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

3. Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự.

4. Trực tiếp tổ chức thi hành án các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự. Thừa phát lại không tổ chức thi hành án các bản án, quyết định thuộc diện Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành án.

Điều 4. Đảm bảo hiệu lực hoạt động của Thừa phát lại

1. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và cá nhân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của Thừa phát lại theo quy định của pháp luật.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân từ chối trái pháp luật yêu cầu của Thừa phát lại thì phải chịu trách nhiệm và bồi thường thiệt hại nếu có.

Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thừa phát lại

1. Trung thực, khách quan khi thực hiện công việc; nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật; quy chế tổ chức, hoạt động và đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện công việc của mình.

2. Khi thực hiện công việc về thi hành án dân sự, Thừa phát lại có quyền như Chấp hành viên quy định tại Điều 20 của Luật thi hành án dân sự, trừ khoản 9, khoản 10 và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính. Riêng việc cưỡng chế thi hành án có huy động lực lượng bảo vệ, áp dụng quy định tại Điều 40 của Nghị định này.

........................................................................................................................................................

........................................................................................................................................................ [caption id="attachment_72778" align="aligncenter" width="482"]Nghị định 61/2009/NĐ-CP Nghị định 61/2009/NĐ-CP[/caption]

Bạn có thể xem chi tiết Nghị định 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại tại đây:

>>> Tải nghị định 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của tổ chức thừa phát lại

     Trên đây là nghị định 61/2009/NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại. Nếu còn bất cứ vướng mắc nào liên quan đến vấn đề người khuyết tật, bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật công chứng 1900 6178 để gặp trực tiếp luật sư tư vấn và  để  yêu cầu cung cấp dịch vụ. Hoặc Gửi nội dung tư vấn qua Email: lienhe@luattoanquoc.com

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách hàng./.

     Trân trọng ./.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178