• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Hướng dẫn hồ sơ lập vi bằng theo quy định của pháp luật hiện hành, vi bằng là văn bản ghi nhận lại sự kiện đã diễn ra trên thực tế...

  • Hướng dẫn hồ sơ lập vi bằng theo quy định của pháp luật hiện hành
  • Hướng dẫn hồ sơ lập vi bằng
  • Pháp Luật Đất Đai
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

HƯỚNG DẪN HỒ SƠ LẬP VI BẰNG

Kiến thức của bạn:

     Hướng dẫn hồ sơ lập vi bằng theo quy định của pháp luật hiện hành

Kiến thức của Luật sư:

Cơ sở pháp lý:

Nội dung tư vấn về hướng dẫn hồ sơ lập vi bằng:

1. Vi bằng là gì?

     Tại Khoản 3 Điều 2 Nghị định 135/2014/NĐ-CP có quy định về vi bằng như sau:

     “1. Vi bằng là văn bản do Thừa phát lại lập, ghi nhận sự kiện, hành vi được dùng làm chứng cứ trong xét xử và trong quan hệ pháp lý khác”

      Giá trị pháp lý của vi bằng được quy định tại Điều 7 Thông tư liên tịch 09/2014/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC, cụ thể:

     “Vi bằng do Thừa phát lại lập là nguồn chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án và là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp theo quy định của pháp luật.

     Trong quá trình đánh giá, xem xét giá trị chứng cứ của vi bằng, nếu xét thấy cần thiết, Tòa án, Viện Kiểm sát nhân dân có thể triệu tập Thừa phát lại để làm rõ tính xác thực của vi bằng.”

     Như vậy, căn cứ quy định trên của pháp luật, vi bằng là văn bản do người có thẩm quyền lập theo quy định của pháp luật. Có giá trị ghi nhận lại sự kiện đã diễn ra trên thực tế. [caption id="attachment_97729" align="aligncenter" width="541"]Hướng dẫn hồ sơ lập vi bằng Hướng dẫn hồ sơ lập vi bằng[/caption]

 2. Hình thức và nội dung của vi bằng

     Thứ nhất, vi bằng lập thành văn bản viết bằng tiếng Việt và có các nội dung chủ yếu sau:

  • Tên, địa chỉ văn phòng Thừa phát lại; họ, tên Thừa phát lại lập vi bằng;
  • Địa điểm, giờ, ngày, tháng, năm lập vi bằng;
  • Người tham gia khác (nếu có);
  • Họ, tên, địa chỉ người yêu cầu lập vi bằng và nội dung yêu cầu lập vi bằng;
  • Nội dung cụ thể của sự kiện, hành vi được ghi nhận;
  • Lời cam đoan của Thừa phát lại về tính trung thực và khách quan trong việc lập vi bằng;
  • Chữ ký của Thừa phát lại lập vi bằng và đóng dấu văn phòng Thừa phát lại, chữ ký của những người tham gia, chứng kiến (nếu có) và có thể có chữ ký của những người có hành vi bị lập vi bằng.

     Thứ hai, kèm theo vi bằng có thể có hình ảnh, băng hình và các tài liệu chứng minh khác.

     Về thủ tục lập vi bằng bạn tham khảo bài viết sau: Thủ tục lập vi bằng và chi phí lập vi bằng theo quy định mới nhất

Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về hướng dẫn hồ sơ lập vi bằng, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật đất đai 24/7: 1900 6178 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

    Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178