• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Thủ tục xác định lại dân tộc theo quy định của pháp luật: Nghị định 123, đã bỏ quy định về việc xác định lại dân tộc phải có văn bản thỏa thuận của cha mẹ

  • Thủ tục xác định lại dân tộc theo quy định của pháp luật
  • xác định lại dân tộc
  • Pháp luật hôn nhân
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

XÁC ĐỊNH LẠI DÂN TỘC

Câu hỏi của bạn:

     Chào Luật sư.

    Tôi muốn hỏi 1 vấn đề như sau: tôi là người dân tộc Mường, chồng tôi là người dân tộc Kinh. Trước kia khai sinh cho con, chúng tôi đã lựa chọn cho bé theo dân tộc Kinh. Tuy nhiên, nay chồng tôi đã mất nên tôi muốn làm thủ tục xác định lại dân tộc để cháu theo dân tộc của tôi. Xin hỏi luật sư, thủ tục xin xác định lại dân tộc cho con như thế nào? Tôi xin cảm ơn!

Câu trả lời của Luật sư:

    Chào bạn!

     Trước tiên, Luật Toàn Quốc xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn  đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý:

Nội dung tư vấn

    1. Quyền xác định lại dân tộc

    Khoản 3 điều 29 BLDS 2015 quyền xác định, xác định lại dân tộc như sau:

“3. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định lại dân tộc trong trường hợp sau đây:

a) Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau;

b) Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp con nuôi đã xác định được cha đẻ, mẹ đẻ của mình.”

     Như vậy mọi cá nhân đều có quyền xác định lại dân tộc của mình và chỉ được xác định lại dân tộc trong  trường hợp:

  • Cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau;
  • con nuôi đã xác định được cha đẻ, mẹ đẻ của mình.

     Nghiêm cấm lợi dụng việc xác định lại dân tộc nhằm mục đích trục lợi hoặc gây chia rẽ, phương hại đến sự đoàn kết của các dân tộc Việt Nam. Theo đó, con bạn có mẹ đẻ là dân tộc Mường, bố là dân tộc Kinh nên con bạn có quyền được xác định lại dân tộc của mình. Việc xác định lại dân tộc cho người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi phải được sự đồng ý của người đó. [caption id="attachment_57452" align="aligncenter" width="399"]xác định lại dân tộc Xác định lại dân tộc[/caption]

   2. Thủ tục xác định lại dân tộc

   a. Thẩm quyền xác định lại dân tộc

  • Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc.

   b. Hồ sơ xác định lại dân tộc

  • Tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
  • Giấy tờ chứng minh dân tộc.

   c. Thời gian giải quyết thủ tục xác định lại dân tộc

     Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định , nếu thấy việc thay đổi dân tộc là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu. Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.

     Lưu ý: trước đây tại khoản 1 điều 10 Nghị quyết 06/2012 về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định về hộ tịch, hôn nhân và gia đình và chứng thực quy định: đối với việc xác định lại dân tộc cho người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi trở lên, thì phải có ý kiến đồng ý của người đó thể hiện trong Tờ khai; trường hợp xác định lại dân tộc cho con dưới 15 tuổi phải nộp văn bản thỏa thuận của cha mẹ về việc xác định lại dân tộc cho con. Tuy nhiên, nghị định này đã hết hiệu lực và được thay thế bằng Nghị định 123/2015 NĐ-CP. Hiện nay, Nghị định 123, đã bỏ quy định về việc xác định lại dân tộc phải có văn bản thỏa thuận của cha mẹ. Việc được sự đồng ý của cha mẹ chỉ cần trong trường hợp làm thủ tục thay đổi họ, chữ đệm, tên cho người dưới 18 tuổi (khoản 1, điều 7 Nghị định 123/2015 NĐ-CP).

Bài viết tham khảo

     Để được tư vấn về lĩnh vực hôn nhân và gia đình, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hôn nhân 24/7: 1900 6178 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./. 

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178