• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Luật sư có thể cho tôi hỏi thế nào là vệ sinh an toàn thực phẩm...trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm...luật quy định về ATTP..

  • Thủ tục cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Vệ sinh an toàn thực phẩm
  • Pháp luật doanh nghiệp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Vệ sinh an toàn thực phẩm

Câu hỏi của bạn về vệ sinh an toàn thực phẩm:

     Xin chào luật sư!

     Hiện nay, vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm đang là chủ đề nóng đặc biệt là thực phẩm bẩn. Vậy luật sư có thể cho tôi hỏi thế nào là vệ sinh an toàn thực phẩm và trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm được quy định như thế nào?

     Xin cảm ơn luật sư!

Câu trả lời của luật sư về vệ sinh an toàn thực phẩm:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về vệ sinh an toàn thực phẩm, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vệ sinh an toàn thực phẩm như sau:

1. Cơ sở pháp lý về vệ sinh an toàn thực phẩm

2. Nội dung tư vấn về vệ sinh an toàn thực phẩm

     Vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề được nhiều người quan tâm do nó có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của con người. Hiện nay, các cơ sở kinh doanh thực phẩm đều phải xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc phải được tập huấn và xin xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm.

2.1. Vệ sinh an toàn thực phẩm là gì?

     Liên quan đến khái niệm vệ sinh an toàn thực phẩm, điều 2 luật an toàn toàn thực phẩm năm 2010 quy định như sau:

1. An toàn thực phẩm là việc bảo đảm để thực phẩm không gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người

……………………………………………….

20. Thực phẩm là sản phẩm mà con người ăn, uống ở dạng tươi sống hoặc đã qua sơ chế, chế biến, bảo quản. Thực phẩm không bao gồm mỹ phẩm, thuốc lá và các chất sử dụng như dược phẩm…..

     Vệ sinh thực phẩm: là mọi điều kiện và biện pháp cần thiết để đảm bảo sự an toàn và phù hợp của thực phẩm ở mọi khâu thuộc chu trình thực phẩm.

     Như vậy, có thể hiểu vệ sinh an toàn thực phẩm là tất cả điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng nhằm bảo đảm cho thực phẩm sạch, an toàn, không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng. Vì vậy, vệ sinh an toàn thực phẩm là công việc đòi hỏi sự tham gia của nhiều ngành, nhiều khâu có liên quan đến thực phẩm như nông nghiệp, thú y, cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm, y tế, người tiêu dùng. [caption id="attachment_181156" align="aligncenter" width="420"] Vệ sinh an toàn thực phẩm[/caption]

2.2. Trình tự, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

     Thủ tục cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm được quy định tại điều 36 luật an toàn thực phẩm 2010, cụ thể như sau:

     Bước 1: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
  • Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.

     Bước 2: Cơ quan tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ đầy đủ hợp lệ thì trong thời hạn 15 ngày tiến hành kiểm tra thực tế điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tại cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; nếu đủ điều kiện thì phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; trường hợp từ chối thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

     Bước 3: Nhận kết quả tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền

     Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Công thương quy định cụ thể thẩm quyền cấp, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

    Lưu ý: Theo quy định tại Điều 37, Luật an toàn thực phẩm 2010, giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm. Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh

     Kết luận: Xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm và tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm là nghĩa vụ của các cơ sở, cá nhân kinh doanh thực phẩm. Đề đảm bảo cho Các biện pháp đề phòng ngộ độc thực phẩm phải được áp dụng từ khâu sản xuất, nuôi trồng đến chế biến bảo quản và sử dụng.

     Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về vệ sinh an toàn thực phẩm, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật  doanh nghiệp 24/7  19006500  để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

Chuyên viên: Văn Chung  

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178