• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Nhờ vào sự thúc đẩy của Nhà nước mà các doanh nghiệp và công ty ở Việt Nam hiện nay đã đạt được tốc độ tăng trưởng ấn tượng. Cùng với sự thành lập nhanh chóng của các công ty là những quy định ban hành đi kèm về điều kiện thành lập. Bài viết sau sẽ giải đáp câu hỏi một cá nhân có được thành lập nhiều công ty không?

  • Một cá nhân có được thành lập nhiều công ty không?
  • một cá nhân có được thành lập nhiều công ty không
  • Pháp luật doanh nghiệp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

1. Công ty là gì?

     Khái niệm công ty chưa được quy định cụ thể trong quy định của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, ta có thể hiểu công ty là loại hình doanh nghiệp, trong đó một pháp nhân được tạo ra bởi luật định nhằm một mục đích chung nào đó nhưng có thời hạn về thời gian tồn tại, về quyền hạn, về nghĩa vụ và các hoạt động được ấn định trong điều lệ. 

     Theo quy định của Luật doanh nghiệp Việt Nam 2020, có 4 loại công ty sau: Công ty Hợp danh, Công ty TNHH một thành viên, Công ty TNHH hai thành viên, Công ty Cổ phần.

2. Một cá nhân có được thành lập nhiều công ty không?

     Tổ chức cá nhân không thuộc đối tượng bị cấm đều có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam nhưng bị khống chế bởi những quy định sau đây:

  • Đối với công ty hợp danh, tại Điều 180 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định "Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân; không được làm thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại". Như vậy, đối với quy định cho thành viên công ty hợp danh, điều này được hiểu là thành viên hợp danh của công ty hợp danh nếu được sự nhất trí thì thành viên này có thể vừa là thành viên hợp danh của công ty khác và cũng không giới hạn số lượng công ty hợp danh mà một thành viên hợp danh có thể là thành viên. 
  • Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty TNHH một thành viên và công ty cổ phần: Hiện nay, pháp luật doanh nghiệp không có quy định nào liên quan đến việc hạn chế số lượng công ty mà cá nhân được phép thành lập. Do đó, một cá nhân, tổ chức vẫn có thể thành lập nhiều Công ty TNHH hoặc nhiều Công ty cổ phần.

3. Nhờ người khác đứng tên hộ do không được thành lập nhiều công ty thì có được không?

     Theo quy định tại điều 43 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng sẽ được áp dụng đối với hành vi kê khai không trung thực, không chính xác nội dung hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

     Theo đó, nếu cá nhân do không đủ điều kiện để thành lập nhiều công ty mà lại có hành vi nhờ người khác đứng tên hộ, thì sẽ phải chịu mức xử phạt như trên. Hành vi đứng tên công ty hộ người khác sẽ khiến người đứng tên hộ phải chịu rất nhiều rủi ro, vậy nên đây là hành vi vi phạm pháp luật. 

4. Chuyên mục hỏi đáp

Câu hỏi 1. Phân biệt khái niệm doanh nghiệp và công ty?

     Khái niệm doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, trụ sở chính, có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, còn công ty là 1 phần trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp bao gồm các loại hình công ty, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước...

Câu hỏi 2. Chủ thể thành lập doanh nghiệp cần đáp ứng điều kiện gì?

     Theo điều 17 Luật doanh nghiệp 2020, tất cả tổ chức, cá nhân đều có quyền thành lập, góp vốn thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam trừ những trường hợp sau:

  • Tổ chức không có tư cách pháp nhân;
  • Người chưa đủ 18 tuổi; không có đầy đủ năng lực hành vi dân sự;
  • Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
  • Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân Việt Nam;
  • Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
  • Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị toà án cấm hành nghề kinh doanh;
  • Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.

Bài viết cùng chuyên mục:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178