• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Khi thành lập doanh nghiệp sẽ phải đảm bảo tuân thủ một số điều kiện của pháp luật. Trong trường hợp thành lập công ty cổ phần thì phải đảm bảo cả số lượng cổ đông trong công ty. Vậy không đảm bảo số lượng cổ đông công ty bị xử phạt thế nào?

  • Không đảm bảo số lượng cổ đông công ty bị xử phạt thế nào?
  • không đảm bảo số lượng cổ đông công ty bị xử phạt thế nào
  • Pháp luật doanh nghiệp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

1. Cổ đông là gì?

     Theo khoản 3 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2020 đã định nghĩa "Cổ đông là cá nhân hoặc tổ chức sở hữu ít nhất một cổ phần của công ty cổ phần."

     Trong đó, cổ phần chính là vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau, cũng chính là phần vốn nhỏ nhất của công ty cổ phần. Có thể nói, cổ đông chính là người góp vốn vào công ty cổ phần và sở hữu phần vốn góp tương ứng với số lượng cổ phần đã mua trong công ty.

2. Số lượng cổ đông công ty được quy định như thế nào trong luật?

     Điều 111 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về số lượng cổ đông như sau:

Điều 111. Công ty cổ phần

1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;

b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;

c) Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;

d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này.

     Như vậy, cổ đông là khái niệm chỉ có ở loại hình công ty cổ phần. Mỗi công ty cổ phần sẽ có danh sách cổ đông và số lượng cổ đông tối thiểu phải là 3, số lượng tối đa thì không hạn chế. Nếu công ty cổ phần không thể đảm bảo số lượng cổ đông tối thiểu như trên thì phải chịu mức phạt theo quy định của pháp luật.

3. Không đảm bảo số lượng cổ đông công ty bị xử phạt thế nào?

     Khoản 1 Điều 46 Nghị định số 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư đã quy định mức phạt cho hành vi này như sau:

Điều 46. Vi phạm về thành lập doanh nghiệp

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đảm bảo số lượng thành viên, cổ đông theo quy định.

     Như vậy trường hợp công ty cổ phần không thể đảm bảo số lượng cổ đông tối thiểu thì sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng. Theo khoản 2 điều 4 của nghị định này, mức phạt trên được áp dụng cho tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 (một phần hai) mức phạt tiền đối với tổ chức, tức là nếu vi phạm không đảm bảo số lượng cổ đông theo quy định là lỗi của cá nhân, thì cá nhân đó sẽ chịu mức phạt từ 5 triệu đến 10 triệu đồng.

4. Chuyên mục hỏi đáp

Câu hỏi 1. Trong công ty cổ phần có mấy loại cổ đông?

     Có thể chia cổ đông thành 03 loại chính tương ứng với các loại cổ phần bao gồm: Cổ đông sáng lập, cổ đông phổ thông và cổ đông ưu đãi (theo khoản 4 Điều 4, khoản 1, khoản 2 Điều 114 Luật Doanh nghiệp 2020). Trong đó:

  • Cổ đông sáng lập là cổ đông sở hữu ít nhất 01 cổ phần phổ thông và ký tên trong danh sách cổ đông sáng lập công ty cổ phần.
  • Cổ đông phổ thông là người sở hữu cổ phần phổ thông.
  • Cổ đông ưu đãi là người sở hữu cổ phần ưu đãi: Cổ đông ưu đãi biểu quyết; cổ đông ưu đãi cổ tức; cổ đông ưu đãi hoàn lại và cổ đông ưu đãi khác.

Câu hỏi 2. Sổ đăng ký cổ đông là gì?

     Theo khoản 1 Điều 122 Luật Doanh nghiệp 2020 thì sổ đăng ký cổ đông là văn bản giấy, tập dữ liệu điện tử ghi nhận thông tin về sở hữu cổ phần của các cổ đông công ty.

     Nội dung của sổ đăng ký cổ đông theo khoản 2 Điều 122 Luật Doanh nghiệp 2020 bao gồm:

  • Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
  • Tổng số cổ phần được quyền chào bán, loại cổ phần được quyền chào bán và số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;
  • Tổng số cổ phần đã bán của từng loại và giá trị vốn cổ phần đã góp;
  • Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức;
  • Số lượng cổ phần từng loại của mỗi cổ đông, ngày đăng ký cổ phần.

Bài viết cùng chuyên mục:

     
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178