• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Quyền của cổ đông nắm giữ 1% cổ phần..cổ đông, nhóm cổ đông nắm giữ 1% cổ phần phổ thông có quyền khởi kiện đối với thành viên HĐQT, Giám đốc, Tổng Giám đốc

  • Quyền của cổ đông nắm giữ 1% cổ phần theo quy định của pháp luật
  • Quyền của cổ đông nắm giữ 1% cổ phần
  • Pháp luật doanh nghiệp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Quyền của cổ đông nắm giữ 1% cổ phần

Câu hỏi của bạn về quyền của cổ đông nắm giữ 1% cổ phần:

     Xin chào luật sư!

    Hiện nay tôi đăng nắm giữ 1% cổ phần phổ thông của công ty nhưng không biết với số cổ phần này tôi có các quyền gì theo quy định của pháp luật. Mong luật sư tư vấn giúp tôi.

     Xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời của luật sư về quyền của cổ đông nắm giữ 1% cổ phần:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về quyền của cổ đông nắm giữ 1% cổ phần, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về quyền của cổ đông nắm giữ 1% cổ phần như sau:

1. Cơ sở pháp lý về quyền của cổ đông nắm giữ 1% cổ phần

2. Nội dung tư vấn về quyền của cổ đông nắm giữ 1% cổ phần

     Về mặt pháp lý, cổ đông/nhóm cổ đông (dù là cổ đông lớn nắm giữ bao nhiêu cổ phần) thì trước hết, họ là những cổ đông phổ thông có đầy đủ các quyền như quy định tại Điều 114 luật Doanh nghiệp 2014. Tuy nhiên, khi sở hữu một tỷ lệ cổ phần phổ thông nhất định thì cổ đông/nhóm cổ đông này có các quyền về những vấn đề khác nhau. Nếu bạn đang nắm giữ 1% cổ phần phổ thông thì có các quyền cụ thể như sau:

2.1. Quyền được nhận cổ tức của cổ đông nắm giữ 1% cổ phần

     Cổ tức là phần lợi nhuận của công ty dành để trả cho những người chủ sở hữu. Việc có trả cổ tức hay không, tỷ lệ trả cổ tức là tùy thuộc vào kết quả hoạt động và vào chính sách của công ty

2.2. Quyền được dự họp và biểu quyết của cổ đông nắm giữ 1% cổ phần

     Cổ đông phổ thông có quyền tham dự và phát biểu trong các Đại hội đồng cổ đông và thực hiện quyền biểu quyết trực tiếp hoặc thông qua đại diện theo ủy quyền hoặc theo hình thức khác do pháp luật, Điều lệ công ty quy định. Mỗi cổ phần phổ thông có một phiếu biểu quyết

2.3. Quyền ưu tiên mua cổ phần mới của cổ đông nắm giữ 1% cổ phần

     Khi công ty phát hành một đợt cổ phiếu mới để tăng vốn, các cổ đông hiện đang nắm giữ cổ phiếu phổ thông có quyền được mua trước khi được chào bán ra công chúng, trong một thời hạn nhất định. Mức độ ưu tiên được thực hiện tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty [caption id="attachment_172157" align="aligncenter" width="458"] Quyền của cổ đông nắm giữ 1% cổ phần[/caption]

2.4. Quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của cổ đông nắm giữ 1% cổ phần

     Theo điểm d, khoản 1, điều 114 luật Doanh nghiệp năm 2014 cổ đông phổ thông có quyền:

Điều 114. Quyền của cổ đông phổ thông .....................

d) Tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này

     Theo đó, điều 119 và điều 126 luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định như sau:

Điều 119. Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập ................................

3. Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.

Điều 126. Chuyển nhượng cổ phần

1. Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng....

     Như vậy, bạn có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần cho người khác. Tuy nhiên, việc chuyển nhượng sẽ bị hạn chế trong các trường hợp sau:

  • Nếu bạn là cổ đông sáng lập thì Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bạn sẽ không được chuyển nhượng cổ phần phổ thông cho người khác không phải cổ đông sáng lập công ty trừ trường hợp được sự chấp thuận của đại hội đồng cổ đông.
  • Nếu điều lệ công ty quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần

2.5. Quyền khởi kiện đối với thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng giám đốc

     Luật doanh nghiệp 2014 cũng quy định về một đặc quyền đối với cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 1% cổ phần đó là được quyền khởi kiện đối với thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng giám đốc, cụ thể:

Điều 161. Quyền khởi kiện đối với thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng giám đốc

1. Cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 1% số cổ phần phổ thông liên tục trong thời hạn 06 tháng có quyền tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm dân sự đối với thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong các trường hợp sau đây:

a) Vi phạm nghĩa vụ người quản lý công ty theo quy định tại Điều 160 của Luật này;

b) Không thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ được giao; không thực hiện, thực hiện không đầy đủ, không kịp thời nghị quyết của Hội đồng quản trị

c) Thực hiện các quyền và nghĩa vụ được giao trái với quy định của pháp luật, Điều lệ công ty hoặc nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông;

d) Sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh của công ty để tư lợi riêng hoặc phục vụ cho lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;

đ) Sử dụng địa vị, chức vụ và sử dụng tài sản của công ty để tư lợi riêng hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;

e) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty.....

     Ngoài ra, khi sở hữu 1% cổ phần phổ thông trong công ty, bạn còn có các quyền sau đây:

  • Xem xét, tra cứu và trích lục các thông tin trong Danh sách cổ đông có quyền biểu quyết và yêu cầu sửa đổi các thông tin không chính xác;
  • Xem xét, tra cứu, trích lục hoặc sao chụp Điều lệ công ty, biên bản họp Đại hội đồng cổ đông và các nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.
  • Khi công ty giải thể hoặc phá sản, được nhận một phần tài sản còn lại tương ứng với tỷ lệ sở hữu cổ phần tại công ty;

     Kết luận: Như vậy, với việc nắm giữ 1% cổ phần phổ thông, bạn sẽ được hưởng đầy đủ các quyền của cổ đông phổ thông. Đồng thời, bạn cũng có quyền khởi kiện đối với thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng giám đốc theo quy định của luật Doanh nghiệp

     Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về thủ tục ký quỹ tại ngân hàng quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật  doanh nghiệp 24/7  19006500  để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

Chuyên viên: Văn Chung

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178