• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Điều kiện mở quầy thuốc được quy định tại luật dược 2016...Bạn muốn mở quầy thuốc bạn phải có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành dược...

  • Không tốt nghiệp ngành dược có được mở quầy thuốc không?
  • Điều kiện mở quầy thuốc
  • Pháp luật doanh nghiệp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

ĐIỀU KIỆN MỞ QUẦY THUỐC

Câu hỏi của bạn:

      Xin chào quý công ty Luật Toàn Quốc. Cho tôi hỏi là tôi có bằng tốt nghiệp ngành sinh học hiện đang công tác tại trường cao đẳng dược trong thời gian công tác tại trường tôi có học thêm chứng chỉ an toàn sinh học cấp 2 do viện vệ sinh dịch tễ trung ương cấp. Hiện tại tôi cũng đang phụ trách phòng xét nghiệm và ký các phiếu xét nghiệm tại phòng khám đa khoa của trường. Tôi muốn hỏi là tôi muốn làm chứng chỉ hành nghề dược để mở quầy thuốc có được không. Xin cảm ơn quý công ty.

Câu trả lời của Luật sư:

      Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho chúng tôi về điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề dược, chúng tôi xin đưa ra ý kiến tư vấn về điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề dược cho bạn như sau:

Căn cứ pháp lý:

1. Chứng chỉ hành nghề dược là gì?

    Chứng chỉ hành nghề dược là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Bộ Y tế) cấp cho các cá nhân có đủ trình độ chuyên môn theo quy định để kinh doanh dược và hoạt động dược lâm sàng (hoạt động nghiên cứu khoa học và thực hành dược về tư vấn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả nhằm tối ưu hóa việc sử dụng thuốc). Với tầm quan trọng của ngành dược hiện nay thì việc cấp chứng chỉ hành nghề dược càng được chú trọng. Theo đó:

   Vị trí công việc phải có Chứng chỉ hành nghề dược
  • Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dược.
  • Người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
  • Người phụ trách công tác dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

2. Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề dược

     Thứ nhất: Có văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận chuyên môn (sau đây gọi chung là văn bằng chuyên môn) được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam phù hợp với vị trí công việc và cơ sở kinh doanh dược bao gồm

  • Bằng tốt nghiệp đại học ngành dược (sau đây gọi là Bằng dược sỹ)
  • Bằng tốt nghiệp đại học ngành y đa khoa;
  • Bằng tốt nghiệp đại học ngành y học cổ truyền hoặc đại học ngành dược cổ truyền
  • Bằng tốt nghiệp đại học ngành sinh học;
  • Bằng tốt nghiệp đại học ngành hóa học
  • Bằng tốt nghiệp cao đẳng ngành dược;
  • Bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược;
  • Bằng tốt nghiệp cao đẳng, trung cấp ngành y;
  • Bằng tốt nghiệp trung cấp y học cổ truyền hoặc dược cổ truyền;
  • Văn bằng, chứng chỉ sơ cấp dược;
  • Giấy chứng nhận về lương y, giấy chứng nhận về lương dược, giấy chứng nhận bài thuốc gia truyền hoặc văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận khác về y dược cổ truyền được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực.

    Việc áp dụng điều kiện về văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận quy định tại điểm l khoản này do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh của Nhân dân ở từng địa phương trong từng thời kỳ.

      Thứ hai: Có thời gian thực hành tại cơ sở kinh doanh dược, bộ phận dược của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trường đào tạo chuyên ngành dược, cơ sở nghiên cứu dược, cơ sở kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc, cơ quan quản lý về dược hoặc văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực dược tại Việt Nam (sau đây gọi chung là cơ sở dược); cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với chuyên môn của người hành nghề theo quy định sau đây:

  • Đối với người bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề dược theo quy định tại khoản 9 Điều 28 của Luật này thì không yêu cầu thời gian thực hành nhưng phải cập nhật kiến thức chuyên môn về dược;
  • Đối với người có trình độ chuyên khoa sau đại học phù hợp với phạm vi hành nghề thì được giảm thời gian thực hành theo quy định của Chính phủ;
  • Đối với người có văn bằng chuyên môn quy định tại điểm l khoản 1 Điều 13 của Luật này thì thời gian thực hành theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

    Thứ ba: Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề dược do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp.

    Thứ tư: Không thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành bản án, quyết định của Tòa án; trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến hoạt động dược theo bản án, quyết định của Tòa án;
  • Bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
  • Đối với người tự nguyện xin cấp Chứng chỉ hành nghề dược theo hình thức thi, phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Điều này.
      Như vậy, để được cấp chứng chỉ hành nghề dược thì người có mong muốn phải đáp ứng các điều kiện trên. Đó là có văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận chuyên môn (sau đây gọi chung là văn bằng chuyên môn) được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam phù hợp với vị trí công việc và cơ sở kinh doanh dược. Có thời gian thực hành tại cơ sở kinh doanh dược, bộ phận dược của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trường đào tạo chuyên ngành dược, cơ sở nghiên cứu dược, cơ sở kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc, cơ quan quản lý về dược hoặc văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực dược tại Việt Nam (sau đây gọi chung là cơ sở dược); cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với chuyên môn của người hành nghề . Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề dược do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp và không thuộc một trong các trường hợp bị pháp luật cấm.

3. Điều kiện với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán buôn thuốc

     Theo điều 16 Luật Dược năm 2016 quy định:

Điều 16. Điều kiện đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc.

1. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải có văn bằng chuyên môn quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.

2. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán buôn vắc xin, sinh phẩm phải có một trong các văn bằng chuyên môn quy định tại điểm a, b hoặc d khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.

3. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán buôn dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền phải có một trong các văn bằng chuyên môn quy định tại điểm a, c, i hoặc l khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 13 của Luật này.

        Như vậy, với trường hợp người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán buôn thuốc, nguyên liệu làm thuốc phải có văn bằng chuyên môn quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 của Luật dược và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp. Cụ thể, văn bằng chuyên môn ở đây Bằng tốt nghiệp đại học ngành dược (sau đây gọi là Bằng dược sỹ). Trong khi đó, hiện tại bạn chỉ có bằng tốt nghiệp ngành sinh học và có chứng chỉ an toàn sinh học cấp 2 do viện vệ sinh dịch tễ trung ương cấp nên sẽ không đáp ứng điều kiện để mở cửa hàng thuốc. Bạn có thể học thêm để được cấp bằng dược sĩ để có thể thực hiện được mục tiêu của mình.
     Bài viết tham khảo:

    Liên hệ Luật sư tư vấn về điều kiện mở quầy thuốc

     Nếu bạn đang gặp vướng mắc về điều kiện mở quầy thuốc mà không thể tự mình giải quyết được, thì bạn hãy gọi cho Luật sư. Luật sư luôn sẵn sàng đồng hành, chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ tư vấn cho bạn về điều kiện mở quầy thuốc. Bạn có thể liên hệ với Luật sư theo những cách sau:

  • Luật sư tư vấn miễn phí qua tổng đài: 19006500 
  • Tư vấn qua Zalo: Số điện thoại zalo Luật sư: 0931191033
  • Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi tới địa chỉ Email: lienhe@luattoanquoc.com

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách. 

     Trân trọng!   

Chuyên viên: Tiến Anh

 

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178