• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Tuy có những ưu điểm, nhược điểm nhưng mô hình công ty holding vẫn là sự lựa chọn an toàn tương đối tin cậy với các công ty...

  • Quy định pháp luật Việt Nam hiện hành về holding company
  • Công ty Holding
  • Pháp luật doanh nghiệp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Ưu nhược điểm của công ty Holding 

Câu hỏi của bạn: Chào luật sư! Tôi muốn được tư vấn về trường hợp sau: Hiện tại tôi đang có nhu cầu thành lập mô hình công ty holding. Luật sư có thể nói cho tôi biết các ưu và nhược điểm khi thành lập loại hình công ty này không?

Câu trả lời của luật sư:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về mô hình công ty holding, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về mô hình holding company như sau:

Cơ sở pháp lý:

1. Công ty Holding là gì?

     Công ty Holding hay thường được gọi là tổng công ty, tập đoàn hay công ty nắm giữ. Về bản chất đây không phải là một loại hình công ty mà là một cách thức quản lý vốn của các nhà đầu tư trong công ty thông qua việc nắm giữ cổ phần hoặc phần vốn góp nhằm chi phối các công ty mà công ty holding làm chủ, giảm rủi ro cho người nắm giữ cổ phần và đôi khi che giấu thông tin cá nhân làm chủ của công ty đó. 

     Theo Điều 188, Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2014 quy định về công ty holding như sau:

Điều 188. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty

1. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty thuộc các thành phần kinh tế là nhóm công ty có mối quan hệ với nhau thông qua sở hữu cổ phần, phần vốn góp hoặc liên kết khác. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty không phải là một loại hình doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký thành lập theo quy định của Luật này.

2. Tập đoàn kinh tế, tổng công ty có công ty mẹ, công ty con và các công ty thành viên khác. Công ty mẹ, công ty con và mỗi công ty thành viên trong tập đoàn kinh tế, tổng công ty có quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp độc lập theo quy định của pháp luật.

     Đây là một trong mô hình công ty phổ biến nhất, thường được sử dụng tại các công ty đa quốc gia và đặc biệt là tại các doanh nghiệp tại Châu Á. Trong những năm qua, rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam thay thế mô hình doanh nghiệp cũ và sử dụng mô hình này như một cách để tối ưu hóa hoạt động doanh nghiệp. Doanh nghiệp Việt Nam vận dụng rất nhiều mô hình này trong thời gian qua với trào lưu các cổ đông sáng lập công ty A thành lập công ty B và chuyển phần sở hữu của A sang công ty. Có thể kể đến Lê Phước Vũ tập đoàn Hoa Sen (công ty holding của ông mang tên Tam Hỷ), Nguyễn Duy Hưng - Công ty Chứng khoán SSI (công ty con của ông mang tên NDH Việt Nam), Nguyễn Đăng Quang – Công ty CP Tập đoàn Masan (công ty con của ông mang tên Masan Holding)

2. Các loại hình công ty holding

     Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về việc phân chia loại hình công ty holding khác nhau. Mỗi loại hình công ty holding khác nhau sẽ có cách thức hoạt động khác nhau. Sau đây là các loại công ty holding phổ biến nhất trên thế giới

  • Công ty cổ phần thuần túy: Một công ty holding thuần túy không có mục đích gì ngoài việc nắm giữ cổ phần trong các doanh nghiệp khác. Loại hình công ty này không tham gia trực tiếp và việc sản xuất hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ.
  • Công ty holding hỗn hợp: Công ty holding hỗn hợp thực hiện hoạt động kinh doanh của riêng họ, sản xuất hàng hóa và hoặc dịch vụ cho các công ty khác hoặc người tiêu dùng đồng thời nắm giữ cổ phần trong các công ty khác. 
  • Công ty holding nắm giữ cổ phần trực tiếp: Một công ty sở hữu cổ phần trực tiếp trong một công ty đã được sở hữu bởi công ty thứ ba.
  • Công ty holding trung gian: Là một công ty holding tồn tại dưới một công ty lớn hơn. 

3. Ưu điểm của công ty holding

  • Thành lập công ty holding giúp che dấu được danh tính nhà đầu tư và dư luận ít chú ý.
  • Khi doanh nghiệp trả cố tức, holdings sẽ dùng số tiền này cho cơ hội đầu tư khác. Điều này nghĩa là ta có thể lấy tiền từ một công ty đã bão hòa hoặc tăng trưởng chậm sang đầu tư cho một công ty có nhiều viễn cảnh hứa hẹn hơn.
  • Một trong những lợi thế quan trọng nhất của công ty holding là nó giảm thiểu rủi ro về mặt pháp lý cũng như các rủi ro mà công ty holding phải chịu. Chính vì vậy công ty holding là mô hình giữ được cổ phần và tài sản ít thiệt hại nhất 
  • Tối ưu hóa chi phí doanh nghiệp bằng cách thực hiện các giao dịch cho vay giữa các công ty trong nội bộ, chuyển lợi nhuận và kết hợp với công ty được lập ở thiên đường thuế.
  • Tránh được sự đổ vỡ dây chuyền. Đây là cách mà không ít công ty lớn, đặc biệt là những công ty chuyên sản xuất các mặt hàng tiêu dùng nhanh sử dụng để tự vệ.
  • Việc thành lập công ty, chuyển nhượng cổ phần và phần vốn góp trong công ty holding có thể diễn ra dễ dàng 

4. Nhược điểm của công ty holding

  • Xét từ góc độ công chúng, các công ty holding có thể góp phần vào độc quyền. Một công ty holding sở hữu nhiều cổ phần của các công ty hoặc sở hữu hoàn toàn nhiều công ty trong cùng một ngành có thể củng cố quyền lực trong ngành đó và làm giảm sự lựa chọn của người tiêu dùng.
  • Xung đột lợi ích giữa holding và cổ đông tại các doanh nghiệp con: các doanh nghiệp con luôn phải đối mặt, trung hòa 2 mục đích trái ngược nhau: phục vụ lợi ích chung của doanh nghiệp và phục vụ lợi ích cho các cổ đông còn lại. Thông thường, Holdings sẽ là người chiếm ưu thế trong cuộc chiến này vì nắm giữ quyền kiểm soát tại doanh nghiệp (chiếm trên 51% tỷ lệ cổ phiếu)
  • Các công ty holding có thể bị bóc lột, đặc biệt nếu họ mua lại các doanh nghiệp thông qua các vụ thâu tóm thù địch. 

holding company là gì: Công ty sở hữu là gì? Hoạt động của công ty sở hữu |  VietnamFinance

5. Quy định nào để ngăn chặn công ty Holding trốn thuế?

     Một trong những thủ thuật chuyển giá được các doanh nghiệp áp dụng phổ biến nhất là việc tận dụng lãi vay làm lá chắn thuế: doanh nghiệp sẽ được khấu trừ thuế trên phần chi phí lãi vay. Đây là một ví dụ đơn giản cho thủ thuật này: Doanh nghiệp (dn) A là doanh nghiệp mẹ. Doanh nghiệp B là doanh nghiệp con. Doanh nghiệp B có lợi nhuận gộp là 100 tỷ. Nhưng B vay của A 500 tỷ và phải trả lãi vay cho A là 100 tỷ 1 năm (lãi suất 20%). Điều này chắc chắn làm cho lợi nhuận trước thuế âm và B sẽ không phải đóng thuế. Trong khi đó, A lại hưởng được phần tiền lãi ứng với lãi suất 20% từ khoản vay trên. Nói cách khác, toàn bộ lợi nhuận của B đã được chuyển về cho A mà không phải tốn một đồng thuế nào.
     Để ngăn chặn tình trạng này, OECD (Organization for Economic Cooperation and Development) - tổ chức được lập ra nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại hợp tác quốc tế đã soạn thảo BEPS (Base erosion and profit shifting). Việt Nam dựa trên những nội dung của BEPS và ban hành Nghị Định 20/2017/NĐ-CP và nay là Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với giao dịch liên kết. Điểm nhấn của nghị định là việc quy định tỷ lệ lãi vay được hưởng lá chắn thuế. Theo đó, Tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 20% EBITDA (tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao trong kỳ của người nộp thuế).

      Kết luận: Tuy có những nhược điểm nhất định nhưng mô hình công ty holding vẫn là sự lựa chọn an toàn tương đối tin cậy với các công ty. Có thể coi đây là một cách bảo vệ chính công ty cũng như vốn và tài sản của chủ sở hữu. Cũng nhờ mô hình này mà việc phá sản giữa các công ty có sự giảm thiểu đồng thời tạo nên một sự liên kết vững chắc.

Tình huống tham khảo: Hiện nay công ty holding đang rất phổ biến tại nước ngoài cũng như Việt Nam. Vậy theo quy định của pháp luật Việt nam hiện hành các công ty holding được thành lập theo mô hình nào để dễ quản lý?

     Theo Luật chứng khoán, có 3 dạng công ty được UBCKNN quản lý, bao gồm CTCK, công ty quản lý quỹ và công ty đầu tư chứng khoán. Tuy nhiên đây đều là các dạng công ty hoạt động có điều kiện. Thực tế hiện nay nhiều công ty dạng holding thành lập và hoạt động theo luật doanh nghiệp để quản lý cổ phần và quản lý vốn của mình ở các doanh nghiệp khác. Do vậy, việc lách khi thành lập các công ty này không khác gì thành lập các doanh nghiệp thông thường do đó có thể lựa chọn loại hình Công ty TNHH hoặc Công ty cổ phần để dễ quản lý.     Bài viết tham khảo:

    Liên hệ Luật sư tư vấn về công ty Holding

     Nếu bạn đang gặp vướng mắc về công ty Holding mà không thể tự mình giải quyết được, thì bạn hãy gọi cho Luật sư. Luật sư luôn sẵn sàng đồng hành, chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ tư vấn cho bạn về công ty Holding. Bạn có thể liên hệ với Luật sư theo những cách sau:

  • Luật sư tư vấn miễn phí qua tổng đài: 19006500 
  • Tư vấn qua Zalo: Số điện thoại zalo Luật sư: 0931191033
  • Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi tới địa chỉ Email: lienhe@luattoanquoc.com

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách. 

     Trân trọng!   

Chuyên viên: Nguyễn Phương

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178