• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Thu hồi đất trồng cây lâu năm chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...trình tự, thủ tục thu hồi đất vì mục đích quốc phòng an ninh...

  • Thu hồi đất trồng cây lâu năm chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Thu hồi đất trồng cây lâu năm chưa được cấp giấy chứng nhận
  • Pháp Luật Đất Đai
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

THU HỒI ĐẤT TRỒNG CÂY LÂU NĂM CHƯA ĐƯỢC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

 Câu hỏi của bạn:

     Em cần tư vấn về luật đất đai và kính mong công ty tư vấn cho em với ạ:

     Nhà em có khu đất mà đã canh tác từ năm 1993 đến nay và đã có sản phẩm là cây lâu năm. Đến năm 2014 nhà em xin được cấp phép, thiết kế trồng cây. Sau khi được nhà nước thiết kế và đã được giao cây trồng thì có người đến tranh mảnh đất đấy; họ nói là cha ông họ làm những năm 1986. Khi nhà em yêu cầu xuống xã và huyện để giải quyết thì huyện lên bảo là sẽ thu hồi đất và không cho ai cả, vì họ nói là nhà em chưa có sổ đỏ. Nhưng nhà em có giấy phép và kế hoạch trồng cây của nhà nước. Vừa tháng trước những người kia đi chặt hết cây nhà em trồng xuống và huyện bảo là đấy là tài sản của nhà nước nên bồi thường cho nhà nước. Bây giờ nhà nước thu hồi đất trong trường hợp này em nên làm gì ạ?

Câu trả lời của luật sư:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn:      Khoản 11 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định:

11. Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai.[/symple_box]

     Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn cho bạn dựa trên thông tin mà bạn đã cung cấp cho chúng tôi như sau:

     Thứ nhất, theo quy định của pháp luật, tại điều 69 luật đất đai 2013 quy định nếu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành thu hồi đất của bạn thì thủ tục bắt buộc là gửi thông báo bằng văn bản tới bạn, có căn cứ để thu hồi đất theo quy định pháp luật.  

     “Điều 69. Trình tự, thủ tục thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng

     1. Xây dựng và thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm được quy định như sau:

     a) Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thu hồi đất ban hành thông báo thu hồi đất.

     Thông báo thu hồi đất được gửi đến từng người có đất thu hồi, họp phổ biến đến người dân trong khu vực có đất thu hồi và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi;

     b) Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng triển khai thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm;

     c) Người sử dụng đất có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc xác định diện tích đất, thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất để lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;

     d) Trường hợp người sử dụng đất trong khu vực có đất thu hồi không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm thì Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người sử dụng đất thực hiện.

     Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được vận động, thuyết phục mà người sử dụng đất vẫn không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc. Người có đất thu hồi có trách nhiệm thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc. Trường hợp người có đất thu hồi không chấp hành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện cưỡng chế theo quy định tại Điều 70 của Luật này.

     2. Lập, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được quy định như sau:

     a) Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo hình thức tổ chức họp trực tiếp với người dân trong khu vực có đất thu hồi, đồng thời niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.

     Việc tổ chức lấy ý kiến phải được lập thành biên bản có xác nhận của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, đại diện những người có đất thu hồi.

     Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm tổng hợp ý kiến đóng góp bằng văn bản, ghi rõ số lượng ý kiến đồng ý, số lượng ý kiến không đồng ý, số lượng ý kiến khác đối với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức đối thoại đối với trường hợp còn có ý kiến không đồng ý về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; hoàn chỉnh phương án trình cơ quan có thẩm quyền;

     b) Cơ quan có thẩm quyền thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất.

     3. Việc quyết định thu hồi đất, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được quy định như sau:

     a) Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 66 của Luật này quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong cùng một ngày;

     b) Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi; gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đến từng người có đất thu hồi, trong đó ghi rõ về mức bồi thường, hỗ trợ, bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có), thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ; thời gian bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có) và thời gian bàn giao đất đã thu hồi cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng;

     c) Tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt;

     d) Trường hợp người có đất thu hồi không bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người có đất thu hồi thực hiện.

     Trường hợp người có đất thu hồi đã được vận động, thuyết phục nhưng không chấp hành việc bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất và tổ chức thực hiện việc cưỡng chế theo quy định tại Điều 71 của Luật này.

     4. Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm quản lý đất đã được giải phóng mặt bằng.”

     Do vậy, để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn nên làm gì tiếp theo thì trước hết bạn cần phải gửi văn bản yêu cầu giải quyết vụ việc của mình tới cơ quan đã thực hiện việc “chặt cây” là tài sản của bạn và Ủy ban nhân dân cấp huyện (cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất), nội dung văn bản là yêu cầu được là rõ các nội dung sau:

  • Lý do thu hồi đất
  • Phương án, mức bồi thường hỗ trợ khi thu hồi đất
[caption id="attachment_23050" align="aligncenter" width="407"]Thu hồi đất trồng cây lâu năm chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Thu hồi đất trồng cây lâu năm chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất[/caption]

     Thứ hai, tạm thời chúng tôi chưa thể nhận định được loại giấy phép và kế hoạch trồng cây của nhà nước của gia đình bạn bao gồm nội dung gì, cơ quan nào ra quyết định ban hành vì thông tin mà bạn cung cấp cho chúng tôi chưa đầy đủ. Giả sử rằng trong trường hợp giấy phép và kế hoạch trồng cây của nhà nước mà gia đình bạn nhận được có ghi nhận trong đó cây trên đất thuộc quyền sở hữu của gia đình bạn hoặc gia đình có những căn cứ để xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (căn cứ theo khoản 1, điều 101 hoặc các căn cứ được quy định tại điều 18 nghị định 43/2014/NĐ- CP) thì gia đình có thể yêu cầu đơn vị chặt cây trên đất của gia đình bạn phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản bị xâm phạm. Việc xác định mức thiệt hại về tài sản này được quy định tại điều 589 Bộ luật dân sự 2015:

     “Điều 589. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

     Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:

     1. Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.

     2. Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.

     3. Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

     4. Thiệt hại khác do luật quy định.”

     Ngoài ra, khi thu hồi đất mà trên đất trồng cây lâu năm thì gia đình bạn còn được bồi thường về cây trồng lâu năm theo quy định tại khoản 1, điều 90 luật đất đai 2013. Bạn cần yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét, tính toán mức bồi thường đối với cây trồng của gia đình theo đúng quy định pháp luật.

      “Điều 90. Bồi thường đối với cây trồng, vật nuôi

      1. Khi Nhà nước thu hồi đất mà gây thiệt hại đối với cây trồng thì việc bồi thường thực hiện theo quy định sau đây:

      a) Đối với cây hàng năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị sản lượng của vụ thu hoạch. Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 03 năm trước liền kề của cây trồng chính tại địa phương và giá trung bình tại thời điểm thu hồi đất;

      b) Đối với cây lâu năm, mức bồi thường được tính bằng giá trị hiện có của vườn cây theo giá ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất mà không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất;

     c) Đối với cây trồng chưa thu hoạch nhưng có thể di chuyển đến địa điểm khác thì được bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại thực tế do phải di chuyển, phải trồng lại;

     d) Đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, cây rừng tự nhiên giao cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng, quản lý, chăm sóc, bảo vệ thì bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế của vườn cây; tiền bồi thường được phân chia cho người quản lý, chăm sóc, bảo vệ theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng (…)”

       Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc gì bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật đất đai miễn phí 24/7: 19006500 hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: lienhe@luattoanquoc.com để gặp luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được ý kiến đóng của mọi người dân để chúng tôi ngày một hoàn thiện hơn.

     Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách hàng!

     Trân trọng.                                        

      Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178