• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Thông tư 21/2007/TT-BLĐTBXH của Bộ lao động thương binh và xã hội hướng dẫn Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

  • Thông tư 21/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
  • Thông tư 21/2007/TT-BLĐTBXH
  • Pháp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

     Thông tư 21/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
******

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******

Số: 21/2007/TT-BLĐTBXH

Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2007

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG VÀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 126/2007/NĐ-CP NGÀY 01 THÁNG 08 NĂM 2007 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM ĐI LÀM VIỆC Ở NƯỚC NGOÀI THEO HỢP ĐỒNG

Căn cứ Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng ngày 29 tháng 11 năm 2006;

Căn cứ Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 08 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

Căn cứ Nghị định số 29/2003/NĐ-CP ngày 31 tháng 03 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây gọi tắt là Luật) và Nghị định số 126/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 08 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây gọi tắt là Nghị định số 126/2007/NĐ-CP) như sau:

I. GIẤY PHÉP VÀ THỦ TỤC CẤP, ĐỔI GIẤY PHÉP

1. Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (khoản 7 Điều 8 của Nghị định số 126/2007/NĐ-CP):

Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (sau đây gọi tắt là Giấy phép) được quy định như sau:

a) Kích thước của Giấy phép: gồm 1 trang, khổ A4 (kích thước: 210 x 297mm);

b) Đặc điểm của Giấy phép: in trên giấy trắng bìa cứng, có hoa văn màu xanh da trời, có hình quốc huy in chìm, khung viền màu đen;

c) Nội dung chính của Giấy phép gồm: Quốc hiệu, tên cơ quan cấp Giấy phép, căn cứ pháp lý để cấp Giấy phép, tên đầy đủ của Giấy phép, số Giấy phép, ngày cấp Giấy phép; tên đầy đủ và tên giao dịch của doanh nghiệp được cấp Giấy phép; số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, ngày cấp, nơi cấp; địa chỉ trụ sở, số điện thoại, số fax, địa chỉ giao dịch điện tử của doanh nghiệp được cấp Giấy phép; nội dung hoạt động dịch vụ được thực hiện; ngày có hiệu lực của Giấy phép.

(Mẫu Giấy phép tại Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này)

2. Hồ sơ cấp Giấy phép (khoản 1 Điều 10 của Luật):

Hồ sơ cấp Giấy phép nộp tại Cục Quản lý lao động ngoài nước, bao gồm:

a) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép của doanh nghiệp theo mẫu tại Phụ lục số 02 kèm theo Thông tư này;

b) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

c) Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện về vốn theo quy định;

d) Giấy xác nhận ký quỹ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp ký quỹ;

đ) Đề án hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định tại Điều 4 của Nghị định số 126/2007/NĐ-CP;

e) Sơ yếu lý lịch của người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài kèm theo giấy tờ chứng minh đủ điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều 9 của Luật;

g) Phương án tổ chức (đối với doanh nghiệp lần đầu tham gia hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài) hoặc báo cáo về tổ chức bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và bộ máy bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài;

h) Danh sách trích ngang cán bộ chuyên trách trong bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, gồm các nội dung: họ tên, ngày tháng năm sinh, chức vụ, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, nhiệm vụ được giao.

3. Hồ sơ đổi Giấy phép (khoản 2 Điều 11 của Luật):

Hồ sơ đổi Giấy phép nộp tại Cục Quản lý lao động ngoài nước, bao gồm:

a) Văn bản đề nghị đổi Giấy phép của doanh nghiệp theo mẫu tại Phụ lục số 03 kèm theo Thông tư này;

b) Giấy phép đã được cấp;

c) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được cấp lại;

d) Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện về vốn theo quy định;

đ) Sơ yếu lý lịch của người lãnh đạo điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài kèm theo giấy tờ chứng minh đủ điều kiện theo quy định tại khoản 3 Điều 9 của Luật;

e) Báo cáo về tổ chức bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và bộ máy bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài;

g) Danh sách trích ngang cán bộ chuyên trách trong bộ máy hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, gồm các nội dung: họ tên, ngày tháng năm sinh, chức vụ, trình độ chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, nhiệm vụ được giao;

h) Giấy tờ xác nhận việc đóng góp Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước.

.............................

>>> Tải Thông tư 21/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn về Thông tư 21/2007/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật bảo hiểm 24/7: 1900 6178 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178