• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Em bắt đầu công tác ở trường tháng từ 10/2005, thời gian tập sự là 1 năm. Vậy thời gian đi học ở nước ngoài có được hưởng phụ cấp thâm niên không? [...]

  • Thời gian đi học ở nước ngoài có được hưởng phụ cấp thâm niên không?
  • Học ở nước ngoài có được hưởng phụ cấp thâm niên
  • Pháp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Thời gian đi học ở nước ngoài có được hưởng phụ cấp thâm niên không?

Câu hỏi của bạn:

     Chào luật sư! Luật sư cho em hỏi về học ở nước ngoài có được hưởng phụ cấp thâm niên của em ạ. Em bắt đầu công tác ở trường tháng từ 10/2005, thời gian tập sự là 1 năm. Vào biên chế năm 2009. Đến năm 2012 em được trường cử đi học nước ngoài bằng ngân sách nhà nước. Trong thời gian này em vẫn đóng bảo hiểm đầy đủ. Năm 2016 em tốt nghiệp về nước. Hiện nay Trường tính phụ cấp thâm niên cho em là 8% (đến 2017), em có hỏi thì được trả lời, thời gian em đi học nước ngoài 4 năm không được tính. Vậy trong trường hợp của em, nhà trường tính như vậy đúng hay sai ạ? Em chân thành cảm ơn và kính chúc Luật sư sức khỏe!

Câu trả lời của luật sư:

      Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi học ở nước ngoài có được hưởng phụ cấp thâm niên tới Phòng tư vấn pháp luật qua Email – Luật Toàn Quốc với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý:

  • Nghị định 54/2011/NĐ-CP chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo
  • Thông tư liên tịch 68/2011/TTLT-BGDDT-BNV-BTC-BLDTBXH hướng dẫn nghị định 54
  • Thông tư liên tịch 29/2015/TTLT-BGDDT-BNV-BTC-BLĐTBXH sửa đổi 68/2011/TTLT-BGDDT-BNV-BTC-BLDTBXH hướng dẫn nghị định 54

Nội dung tư vấn về học ở nước ngoài có được hưởng phụ cấp thâm niên

     1. Thời gian đi học ở nước ngoài có được hưởng phụ cấp thâm niên không?

     Khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch 68/2011/TTLT-BGDDT-BNV-BTC-BLDTBXH hướng dẫn nghị định 54 quy định về thời gian được tính hưởng phụ cấp thâm niên là:

     "a) Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục công lập; 

      b) Thời gian giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập (đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập mà trước đây đã giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục ngoài công lập); 

      c) Thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên, gồm: thời gian làm việc được xếp lương theo một trong các ngạch hoặc chức danh của các chuyên ngành hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm, dự trữ quốc gia, kiểm tra Đảng; thời gian làm việc được tính hưởng phụ cấp thâm niên trong quân đội, công an, cơ yếu và thời gian làm việc được tính hưởng thâm niên ở ngành, nghề khác (nếu có)

     d) Thời gian đi nghĩa vụ quân sự theo luật định mà trước khi đi nghĩa vụ quân sự đang được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề; 

     đ) Thời gian quy định tại các điểm a, b khoản này không bao gồm thời gian quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định số 54/2011/NĐ-CP."

     Điều 2 Nghị định 54/2011/NĐ-CP về điều kiện, thời gian tính hưởng và thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên:

     "3. Thời gian không tính hưởng phụ cấp thâm niên

     a) Thời gian tập sự, thử việc hoặc thời gian hợp đồng làm việc lần đầu

     b) Thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 01 tháng trở lên;

     c) Thời gian nghỉ ốm đau, thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội;

     d) Thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử."

     Khoản 1 Điều 1 Thông tư liên tịch 29/2015/TTLT-BGDDT-BNV-BTC-BLĐTBXH sửa đổi 68/2011/TTLT-BGDDT-BNV-BTC-BLDTBXH hướng dẫn nghị định 54 quy định:

     "Nhà giáo thuộc danh sách trả lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đang làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các trường, trung tâm, học viện thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi tắt là cơ sở giáo dục công lập) được nhà nước cấp kinh phí hoạt động (bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật."

     Theo quy định pháp luật, thời gian tính phụ cấp thâm niên cho nhà giáo được tính trên thời gian tham gia giảng dạy có hưởng lương trong các cơ sở giáo dục. 

     Như thông tin bạn trình bày, bạn bắt đầu công tác ở trường tháng từ 10/2005 với thời gian tập sự là 1 năm. Năm 2009 thì bạn được vào biên chế, đến năm 2012 bạn được trường cử đi học nước ngoài bằng ngân sách nhà nước. Trong thời gian này bạn vẫn đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ. Năm 2016 bạn tốt nghiệp về nước. Do vậy, thời gian bạn đi học ở nước ngoài không tham gia giảng dạy có hưởng lương tại đơn vị cơ sở giáo dục nên khi tính phụ cấp thâm niên cho bạn, nhà trường không tính thời gian này cho bạn.

     2. Cách tính phụ cấp thâm niên cho Nhà giáo

     Điều 3 Nghị định 54/2011/NĐ-CP chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo quy định cách tính phụ cấp thâm niên cho Nhà giáo là:

     "Nhà giáo đủ 5 năm (60 tháng) giảng dạy, giáo dục được tính hưởng mức phụ cấp thâm niên bằng 5% của mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ các năm sau trở đi, phụ cấp thâm niên mỗi năm được tính thêm 1%.

     Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp."

     Do vậy thời gian đi học ở nước ngoài của bạn sẽ không được tính vào thời gian hưởng phụ cấp thâm niên, thời gian giảng dạy của bạn sẽ được tính để bạn được hưởng phụ cấp thâm niên từ 10/2006 đến 2017 là 8 năm tương đương với phụ cấp thâm niên là 8%.

     Ngoài ra bạn có thể tham khảo:

     Luật Toàn Quốc hy vọng những gì chúng tôi tư vấn nêu trên học ở nước ngoài có được hưởng phụ cấp thâm niên sẽ giúp quý khách hàng lựa chọn được phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề học ở nước ngoài có được hưởng phụ cấp thâm niên của mình, còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật Lao Động miễn phí 24/7: 19006500 để gặp Luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc gửi  email: [email protected]. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được sự ủng hộ và ý kiến đóng góp của mọi người dân trên cả nước để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.

  Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách!

   Trân trọng./.

Liên kết tham khảo

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178