• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Ông nội theo Ngụy có được kết hôn với con của bộ đội không? Nếu kết hôn có phải thẩm tra lý lịch 3 đời không? Thủ tục đăng ký kết hôn thực hiện thế nào?

  • Theo quy định, ông nội theo Ngụy có được kết hôn với con của bộ đội không?
  • Ông nội theo Ngụy có được kết hôn với con của bộ đội
  • Pháp luật hôn nhân
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Câu hỏi của bạn:

     Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp như sau: tôi và bạn gái tôi xác định tiến tới hôn nhân. Tôi và bạn gái đều làm công việc văn phòng ở công ty tư nhân. Bố mẹ bạn gái tôi đều công tác trong quân đội (hiện đã nghĩ hưu). Bố mẹ tôi làm nông (không theo đạo), chỉ có ông nội tôi theo Ngụy (hiện đã mất). Vậy tôi với bạn gái có tiến tới hôn nhân được không? Có cần xét lý lịch ba đời không? Mong nhận được phản hồi sớm từ luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơm!

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về ông nội theo Ngụy có được kết hôn với con của bộ đội, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về ông nội theo Ngụy có được kết hôn với con của bộ đội như sau:

Cơ sở pháp lý:

1. Khái niệm kết hôn là gì?

     Kết hôn là một nhu cầu tất yếu, là đích đến của những cặp đôi yêu nhau. Ngoài việc thỏa mãn nhu cầu về tình cảm, cảm xúc, việc kết hôn cũng phải đáp ứng những điều kiện mà pháp luật quy định, cụ thể Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đang là văn bản có hiệu lực hiện hành điều chỉnh trực tiếp về vấn đề này.

     Tại Khoản 5 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình quy định kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc thù, các bên khi thiết lập quan hệ hôn nhân còn phải đáp ứng các điều kiện đặb biệt khác nữa. 

 

2. Ông nội theo Ngụy có được kết hôn với con của bộ đội không

Tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

Điều 8. Điều kiện kết hôn

1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

     Theo đó, để quan hệ hôn nhân được ghi nhận là quan hệ hôn nhân hợp pháp, các bên phải đảm bảo các điều kiện sau đây:

Thứ nhất, về độ tuổi kết hôn của nam và nữ

     Đối với nam: tuổi kết hôn là từ đủ 20 tuổi trở lên. Và đối với nữ, tuổi kết hôn là từ đủ 18 tuổi trở lên. Cụ thẻ, tại Khoản 1 Điều 2 của Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP đã xác định tuổi của nam và nữ khi kết hôn được tính theo ngày, tháng, năm sinh. Trong trường hợp không xác định được ngày sinh, tháng sinh thì việc tính tuổi được tính cụ thể như sau:

  • Trường hợp chỉ xác định được năm sinh nhưng không xác định được tháng sinh thì tháng sinh của người đó được xác định là tháng một của năm sinh của họ.
  • Trong trường hợp đã xác định được năm sinh và tháng sinh nhưng không rõ về ngày sinh thì ngày sinh của người đó sẽ được xác định là ngày mùng một của tháng sinh.

Thứ hai, ý chí của các bên khi xác lập quan hệ hôn nhân.

     Việc tiến tới hôn nhân của hai bên nam nữ là hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, ép buộc. Các bên đã có thời gian tìm hiểu và xuất phát từ tình cảm nên muốn gắn bó lâu dài với nhau bằng quan hệ hôn nhân, chịu sự điều chỉnh của pháp luật, không phải xuất phát từ sự bắt buộc hay cưỡng ép từ người còn lại hay bất kỳ người nào.

Thứ ba, các bên trong quan hệ hôn nhân không bị mất năng lực hành vi dân sự

     Theo quy định tại Đều 19 Bộ luật dân sự 2015 thì năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Cá nhân bị coi là mất năng lực hành vi dân sự khi có quyết định có hiệu lực của Tòa án tuyên người đó bị mất năng lực hành vi dân sự.

Thứ tư, không có các hành vi bị cấm theo quy định tại Điểm a, b, c và d Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân gia đình 2014

Các trường hợp quy định tại Điểm a, b, c và d Khoản 2 Điều 5 bao gồm:

  • Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
  • Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
  • Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng vớingười khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
  • Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

Thứ năm, về việc kết hôn giữa những người cùng giới tính. Hiện nay pháp luật không cấm nhưng cũng không được pháp luật thừa nhận, tức là đây không được công nhận là quan hệ hôn nhân hợp pháp.

     Ngoài các điều kiện nêu trên, trong trường hợp, một trong hai bên nam nữ là người công tác trong lực lượng vũ trang khi kết hôn với người ngoài ngành, thì người còn lại phải đáp ứng các điều kiện về nhân thân, lý lịch và sẽ phải xác minh lý lịch của gia đình theo quy định của ngành đó.

    Tuy nhiên, quy định này được áp dụng đối với trường hợp người ngoài ngành kết hôn với người trong lực lượng.

    Đối với trường hợp của bạn, theo thông tin bạn cung cấp, cả bạn và bạn gái của mình đều không công tác trong lực lượng vũ trang mà chỉ có bố mẹ của bạn gái là bộ đội đã về hưu. Do vậy, đây không phải trường hợp đặc biệt, khi kết hôn, hai bạn chỉ cần đáp ứng các điều kiện chung quy định tại Luật hôn nhân và gia đình như những người khác. Việc ông nội bạn trước đây theo Ngụy không làm ảnh hưởng đến việc kết hôn của bạn.

Kết luận: Như vậy, cho dù bạn có ông nội theo Ngụy (đã mất) và bạn gái của bạn có bố mẹ là bộ đội đã về hưu thì thì hai bạn hoàn toàn có thể kết hôn với nhau khi đáp ứng được các điều kiện nêu trên. Hai bạn chỉ cần thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyềba mà không cần xét lí lịch 3 đời. 

3. Tình huống tham khảo: Thủ tục đăng ký kết hôn như thế nào?

     Luật sư cho tôi hỏi: sắp tới, tôi và người yêu muốn tiến tới hôn nhân. Vậy luật cư có thể cho chúng tôi biết, chúng tôi cần phải làm những thủ tục nào theo quy định của pháp luật ?

     Vì kết hôn và một sự kiện rất quan trọng, thông qua việc đăng ký kết hôn, hai bên thể hiện được mong muốn, nguyện vọng được gắn kết với đối phương cả đời. Do vậy, khi thực hiện các thủ tục đăng ký kết hôn cần phải làm đúng, đủ trình tự, thủ tục theo đúng quy định của pháp luật để tránh mất thời gian, công sức.

     Cụ thể, thủ tục đăng ký kết hôn được thực hiện theo các bước như sau: 

(Dưới đây là thủ tục đăng ký kết hôn trong trường hợp không có yếu tố nước ngoài)

Bước 1. Xin giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

     Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân là văn bản do cơ quan có thẩm quyền cấp, ghi nhận về tình trạng hôn nhân của một người, về việc người đó đã kết hôn với ai hay vẫn đang độc thân. Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau, trong đó co mục đích để đăng ký kết hôn.

     Tuy nhiên, khi kết hôn không phải cả hai đều phải xin giấy xác nhận này. Nếu lựa chọn cơ quan có thẩm quyền để đăng ký kết hôn là UBND cấp xã nơi người chồng cư trú thì vợ phải xin xác nhận tình trạng hôn nhân và ngược lại.

     Để được cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, bạn cần nộp hồ sơ gồm có:

  • Tờ khai cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;
  • Sổ hộ khẩu;
  • Chứng minh nhân dân.

     Hồ sơ được nộp tại UBND cấp xã nơi bạn đang có hộ khẩu thường trú.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kết hôn

  • Tờ khai đăng ký kết hôn;
  • Sổ hộ khẩu và chứng minh nhân dân của cả hai bên vợ chồng;
  • Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký kết hôn tại UBND cấp xã. Nơi nộp hồ sơ UBND cấp xã nơi cư trú của người còn lại không xin xác nhận tình trạng hôn nhân.

Bước 4: Nhận kết quả

Khi nhận kết quả cả hai bên đều phải có mặt để ký vào Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn và Sổ hộ tịch

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về vấn đề ông nội theo Ngụy có được kết hôn với con của bộ đội:

Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về hồ sơ, trình tự, thủ tục, thời gian kết hôn, thẩm quyền kết hôn theo quy định pháp luật mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về địa chỉ: lienhe@luattoanquoc.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Lâm Phương

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178