Quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
16:26 24/07/2020
Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm người lao động và người sử dụng lao động
- Quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
- đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
- Pháp luật lao động
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC
Câu hỏi của bạn về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
Chào Luật sư! Luật sư cho em hỏi hiện nay những đối tượng nào phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc? Em xin chân thành cảm ơn!
Câu trả lời của luật sư về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
1. Cơ sở pháp lý về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
2. Nội dung tư vấn về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
Bạn đang muốn biết về thủ tục và quy định đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Đối với vấn đề trên, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
2.1. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
Hiện nay theo quy định tại điều 2 Luật bảo hiểm xã hội 2014 có quy định:
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
2. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.......
Như vậy, hiện nay đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm người lao động là công dân Việt Nam; người lao động là công dân nước ngoài; người sử dụng lao động. Cụ thể là những người lao động là công dân Việt Nam có hợp đồng lao động; Cán bộ, công chức, viên chức; Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu; Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí; Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương; Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
Ngoài ra, bao gồm cả người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ. Không chỉ có người lao động, đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc còn bao gồm cả người sử dụng lao động.
2.2. Các chế độ được hưởng khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
Hiện nay, khi người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng các chế độ quy định tại điều 4 Luật bảo hiểm xã hội như sau:
Điều 4. Các chế độ bảo hiểm xã hội
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.
Như vậy, bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ giải quyết tất cả các chế độ gồm ốm đau; chế độ thai sản; chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; chế độ hưu trí; chế độ tử tuất. Tuy nhiên các chế độ cần đáp ứng đúng điều kiện quy định và tùy đối tượng cụ thể để được áp dụng quyền lợi theo pháp luật. [caption id="attachment_199429" align="aligncenter" width="490"] đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc[/caption]
2.3. Nguyên tắc bảo hiểm xã hội
Theo quy định tại điều 5 Luật bảo hiểm xã hội 2014:
Điều 5. Nguyên tắc bảo hiểm xã hội
1. Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.
2. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.
3. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
4. Quỹ bảo hiểm xã hội được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch; được sử dụng đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định. 5. Việc thực hiện bảo hiểm xã hội phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm xã hội.
Hiện nay mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được dựa trên mức lương theo hợp đồng đã ký giữa người lao động và người sử dụng lao động. Còn mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội. [caption id="attachment_199430" align="aligncenter" width="391"] đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc[/caption]
2.4. Các hành vi bị nghiêm cấm về bảo hiểm xã hội bắt buộc
Theo quy định tại điều 17 luật bảo hiểm xã hội năm 2014:
Điều 17. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.
2. Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
3. Chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
4. Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
5. Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp không đúng pháp luật.
6. Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người sử dụng lao động.
7. Truy cập, khai thác trái pháp luật cơ sở dữ liệu về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
8. Báo cáo sai sự thật; cung cấp thông tin, số liệu không chính xác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
Như vậy khi thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì không được trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp; Chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; Chiếm dụng tiền đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; Gian lận, giả mạo hồ sơ trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm thất nghiệp không đúng pháp luật; Cản trở, gây khó khăn hoặc làm thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người sử dụng lao động; Truy cập, khai thác trái pháp luật cơ sở dữ liệu về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; Báo cáo sai sự thật; cung cấp thông tin, số liệu không chính xác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp. Những hành vi này thuộc những hành vi bị cấm, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
KẾT LUẬN: Như vậy, hiện nay pháp luật quy định những đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm người lao động là công dân Việt Nam; người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam và có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ; người sử dụng lao động. Hiện nay bảo hiểm xã hội sẽ giải quyết cho người lao động bao gồm những chế độ về hưu trí; tử tuất; ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Bài viết tham khảo:
Để được tư vấn chi tiết về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, quý khách vui lòng liên hệ tới để được luật sư tư vấn Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: [email protected] Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Hoài Thương