• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Hợp đồng lao động có truớc giữa NLĐ với nguời sử dụng lao động, từ cơ sở đó mới tạo thành tập thể nguời lao động và phát sinh nên thoả uớc lao động tập thể

  • Phân biệt hợp đồng lao động với thỏa ước lao động tập thể 2019
  • Phân biệt hợp đồng lao động với thỏa ước lao động tập thể
  • Pháp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Phân biệt hợp đồng lao động với thỏa ước lao động tập thể

Câu hỏi của bạn về phân biệt hợp đồng lao động với thỏa ước lao động tập thể

     Chào Luật sư, tôi muốn hỏi hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể có gì khác nhau?

     Tôi xin cảm ơn!

Câu trả lời của Luật sư về phân biệt hợp đồng lao động với thỏa ước lao động tập thể

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về phân biệt hợp đồng lao động với thỏa ước lao động tập thể, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về phân biệt hợp đồng lao động với thỏa ước lao động tập thể như sau: 

1. Cơ sở pháp lý về phân biệt hợp đồng lao động với thỏa ước lao động tập thể

2. Nội dung tư vấn về phân biệt hợp đồng lao động với thỏa ước lao động tập thể

    Về bản chất thì hai khái niệm này đều đuợc hiểu là sự thoả thuận giữa nguời lao động và nguời sử dụng lao động, tuy nhiên chúng vẫn có một số khác biệt, duới đây là bảng so sánh sự khác biệt giữa hai khái niệm thoả uớc lao động tập thể và hợp đồng lao động:

  Thỏa ước lao động tập thể Hợp đồng lao động
Cơ sở pháp lý Điều 73 đến Điều 82 Bộ luật Lao động 2012 Điều 15, 16 BLLĐ 2012
Chủ thể kí
  • Đại diện tập thể lao động kí với người sử dụng lao động hoặc đại diện người SDLĐ
  • Cá nhân hoặc đại diện theo pháp luât của cá nhân trong truờng hợp nguời lao động từ đủ 13 đến duới 15 tuổi
  • Nguời sử dụng lao động
Thời hạn
  • Thoả ước lao động tập thể doanh nghiệp có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm. Đối với doanh nghiệp lần đầu tiên ký kết thoả ước lao động tập thể, thì có thể ký kết với thời hạn dưới 01 năm.
  • Thoả ước lao động tập thể ngành có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm.
Tuỳ vào loại hợp đồng
Nội dung Nội dung cơ bản của thỏa ước lao động tập thể:
  • Việc làm và bảo đảm việc làm;
  • Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
  • Tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp lương;
  • Định mức lao động;
  • An toàn, vệ sinh lao động
  • Bảo hiểm xã hội đối với người lao động
 Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
  •  Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;
  • Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;
  • Công việc và địa điểm làm việc;
  • Thời hạn của hợp đồng lao động;
  • Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
  • Chế độ nâng bậc, nâng lương;
  • Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
  • Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
  • Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;
  • Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
Hình thức
  • Đối với thoả uớc lao động tập thể doanh nghiệp đuợc lập thành 5 bản (Khoản 2 Điều 83)
  • Đối với thoả uớc lao động tập thể ngành đuợc lập thành 4 bản (Khoản 2 Điều 87)
Hợp đồng lao động được ký kết bằng văn bản và phải được làm thành hai bản, mỗi bên giữ một bản. Đối với một số công việc có tính chất tạm thời mà thời hạn dưới ba tháng hoặc đối với lao động giúp việc gia đình thì các bên có thể giao kết bằng miệng. Trong trường hợp giao kết bằng miệng, thì các bên đương nhiên phải tuân theo các quy định của pháp luật lao động. (Khoản 1 Điều 16)
Tranh chấp  - Tranh chấp lao động cá nhân: phát sinh từ việc giải thích và thực hiện khác nhau quy định của pháp luật về lao động, thoả uớc  tập thể, nội quy lao động, quy chế và thoả thuận khác (Khoản 8 Điều 3) - Tranh chấp lao động tập thể: phát sinh từ việc tập thể lao động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp luật trong quá trình thuơng luợng giữa hai bên (Khoản 9 Điều 3) Tranh chấp lao động: là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh trong quan hệ lao động giữa nguời lao động và nguời sử dụng lao động (Khoản 7 Điều 3)
Sửa đổi, bổ sung Việc sửa đổi, bổ sung thỏa ước lao động tập thể chỉ đặt ra khi thỏa ước lao động tập thể đã được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định ( điều 77 Bộ luật Lao động)
  • Sau 03 tháng thực hiện đối với thoả ước lao động tập thể có thời hạn dưới 01 năm;
  • Sau 06 tháng thực hiện đối với thoả ước lao động tập thể có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm.
  Hợp đồng lao động và được sửa đổi, bổ sung ngay sau khi ký kết Việc sửa đổi bổ sung hợp đồng lao động được quy định tại điều 35 luật Lao động

Kết luận: Giữa thoả uớc lao động tập thể và hợp đồng lao động có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, hợp đồng lao động là cái có truớc giữa cá nhân nguời lao động với nguời sử dụng lao động, từ cơ sở đó mới tạo thành tập thể nguời lao động và phát sinh nên thoả uớc lao động tập thể. Khi đã có thoả uớc lao động tập thể thì nguời lao động có thể lấy đó làm căn cứ để điều chỉnh hợp đồng lao động của bản thân. 

Bài viết tham khảo

    Để được tư vấn chi tiết về phân biệt hợp đồng lao động với thỏa ước lao động tập thể, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

       Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Huyền Diệu

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178