• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Những quy định mới về đại diện trong Bộ luật dân sự 2015: a. Pháp nhân có thể là người đại diện: Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân nhân danh và vì lợi ích

  • Những quy định mới về đại diện trong Bộ luật dân sự 2015
  • đại diện trong Bộ luật dân sự 2015
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

NHỮNG QUY ĐỊNH MỚI VỀ ĐẠI DIỆN TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015

Kiến thức của bạn:

     Những quy định mới về đại diện trong Bộ luật dân sự 2015

Kiến thức của Luật sư:

Cơ sở pháp lý

Nội dung tư vấn

     Bộ luật dân sự năm 2015 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 25/11/2015, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2017, thay thế Bộ luật dân sự năm 2005. Bộ luật dân sự 2015 có nhiều quy định mới về đại diện nhằm tạo hành lang pháp lý để các chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự thực hiện, bảo vệ các quyền dân sự của mình và hạn chế rủi ro pháp lý trong các quan hệ dân sự.

1. Khái niệm đại diện trong Bộ luật dân sự 2015

     Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

     Cá nhân, pháp nhân có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Cá nhân không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó.

     Trường hợp pháp luật quy định thì người đại diện phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện.

     Quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (sau đây gọi là đại diện theo ủy quyền); theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là đại diện theo pháp luật).

2. Những quy định mới về đại diện trong Bộ luật dân sự 2015

a. Pháp nhân có thể là người đại diện

     Trước đây, Điều 139 BLDS 2005 quy định: “Đại diện là việc một người (sau đây gọi là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác (sau đây gọi là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện”. Do sử dụng cụm từ “một người”, điều luật này đã khiến không ít người hiểu sai là người đại diện chỉ có thể là cá nhân.

     Tại Khoản 1 Điều 134 BLDS năm 2015 quy định: Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

     Với quy định này không chỉ có cá nhân mà pháp nhân cũng có thể là người đại cho cá nhân hay một pháp nhân. Một pháp nhân hoàn toàn có thể ủy quyền cho một pháp nhân khác nhân danh mình tham gia vào một quan hệ pháp luật nhất định mà hợp đồng ủy quyền đó là hợp pháp. Đây là một điểm mới về người đại diện so với Bộ luật dân sự 2005. [caption id="attachment_67533" align="aligncenter" width="356"]đại diện trong Bộ luật dân sự 2015 đại diện trong Bộ luật dân sự 2015[/caption]

b. Pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật:

     Khoản 2 Điều 137 quy định: “Một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật và mỗi người đại diện có quyền đại diện cho pháp nhân theo quy định tại Điều 140, Điều 141 của Bộ luật này. Việc quy định cho phép một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật của BLDS 2015 đã bảo đảm sự tương thích với quy định của Luật doanh nghiệp 2014 trong việc quy định Công ty trách nhiệm hữu hạn và Công ty cổ phần “có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật”.

c. Thời hạn của đại diện được quy định một cách cụ thể hơn

     Bộ luật Dân sự 2015 bổ sung quy định về thời hạn đại diện mà Bộ luật dân sự 2005 không quy định. Cụ thể khoản 1 Điều 140 BLDS 2015 quy định: “Thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật.”

     Với những quy định trên giúp người đại diện biết rõ được thời hạn đại diện của mình khi tham gia đại diện cho bên ủy quyền hay bên được đại diện kí kết và thực hiện các giao dịch.

d. Hậu quả pháp lý của hành vi đại diện

     Trong BLDS 2005, hậu quả pháp lý của hành vi đại diện được ghi nhận tại Điều 139: “Người được đại diện có quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự do người được đại diện xác lập”. Nội dung này có thể dẫn đến cách hiểu thiếu chính xác là người được đại diện bị ràng buộc với giao dịch do người đại diện xác lập với người thứ ba trong mọi trường hợp.

     Tại Điều 139, BLDS 2015 quy định: “Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện với người thứ ba phù hợp với phạm vi đại diện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện”. Việc bổ sung thêm cum từ “phù hợp với phạm vi đại diện” là rất quan trọng bởi nó cho phép xác định những trường hợp người được đại diện không bị ràng buộc với giao dịch do người đại diện xác lập, đây là vấn đề mà BLDS 2005 chưa làm được.

     Bạn có thể tham khảo bài viết sau:

     Để được tư vấn chi tiết về đại diện trong Bộ luật dân sự 2015, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178