• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

chủ thể đại diện;các chủ thể có quyền, xác lập thực hiện thông qua người đại diện;đại diện theo pháp luật của pháp nhân;thời hạn đại diện

  • Quy định mới bộ luật dân sự 2015 về người đại diện
  • quy định mới bộ luật dân sự 2015
  • Tin tức tổng hợp
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Kiến thức của bạn:

Những thay đổi cơ bản trong các quy định về đại diện trong bộ luật dân sự 2015.

Câu trả lời:

- Căn cứ pháp lý:

+ Bộ luật dân sự 2015

+ Bộ luật dân sự 2005

- Nội dung tư vấn:     Điều 134 BLDS 2015 có quy định về chế định đại diện như sau:

"1. Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. 2. Cá nhân, pháp nhân có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Cá nhân không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó. 3. Trường hợp pháp luật quy định thì người đại diện phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện."
Theo đó, những thay đổi cơ bản trong các quy định về đại diện trong BLDS 2015 bao gồm:
  • Thứ nhất, chủ thể đại diện

Trong bộ luật dân sự 2005, tại khoản 1 Điều 139 quy định chủ thể đại diện là cá nhân. Nhưng theo khoản 1, Điều 134 BLDS 2015 đã có sự thay đổi khi đưa thêm cả pháp nhân vào là một chủ thể đại diện. Quy định này tạo sự linh hoạt hơn cho bên được đại diện khi muốn xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

  • Thứ hai, Các chủ thể có quyền, xác lập thực hiện thông qua người đại diện

- BLDS 2015 chỉ cho phép tồn tại hai chủ thể có quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện đó là cá nhân và pháp nhân, loại bỏ cụm từ chủ thể khác trong BLDS 2005. Điều này phù hợp với phạm vi điều chỉnh của BLDS 2015.

  • Thứ ba, đại diện theo pháp luật của pháp nhân

Theo như BLDS 2005 quy định “người đứng đầu pháp nhân theo quy định của điều lệ pháp nhân hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân. BLDS 2015 đã có sự thay đổi cơ bản khi quy định một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật.”

  • Tuy nhiên, khi thực hiện các giao dịch dân sự với các pháp nhân cần phải chú ý tới phạm vi đại diện của người có thẩm quyền ký kết để tránh phát sinh những hậu quả pháp lý sau này.

- Thêm quy định mới cho phép các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện GDDS liên quan tới tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác (Điều 138 BLDS 2015).

  • Thứ tư, thời hạn đại diện

Theo quy định tại Điều 140 BLDS 2015 thì:

- Thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định pháp luật.

- Trường hợp không xác định được thời hạn đại diện theo quy định trên thời thời hạn ủy quyền được tính như sau:

+ Nếu quyền đại diện được xác định theo giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện được tính đến thời điểm chấm dứt giao dịch dân sự đó;

+  Nếu quyền đại diện không được xác định với giao dịch dân sự cụ thể thì thời hạn đại diện là 01 năm, kể từ thời điểm phát sinh quyền đại diện.

+  Trong BLDS 2005 không quy định vấn đề thời hạn đại diện cụ thể.

  • Thứ năm, phạm vi đại diện

     Theo khoản 3, Điều 141 BLDS 2005 thì phạm vi đại diện được mở rộng khi “Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.” Đây là một quy định mới quan trọng trong BLDS 2015.

  • Thứ sáu, quy định về hậu quả của giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá

phạm vị đại diện

     Bộ luật dân sự 2015 đã có thêm quy định “ Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình vượt quá phạm vi đại diên

     Luật Toàn Quốc hi vọng những gì chúng tôi tư vấn trên sẽ giúp khách hàng lựa chọn được phương án tốt nhất giải quyết vấn đề của mình. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật lao động miễn phí 24/7: 19006500 để gặp luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc qua email lienhe@luattoanquoc.com chúng tôi sẽ giải đáp các vướng mắc đó cho bạn. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được ý kiến đóng của mọi người dân để chúng tôi ngày một hoàn thiện mình hơn.

     Xin chân thành cám ơn sự đồng hành của quý khách!

Liên kết ngoài tham khảo

             
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178