• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Lập phương án trồng rừng thay thế là trách nhiệm của chủ đầu tư có dự án chuyển mục đích sử dụng rừng sang sử dụng vào mục đích khác

  • Lập phương án trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng
  • Phương án trồng rừng thay thế
  • Pháp Luật Đất Đai
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

PHƯƠNG ÁN TRỒNG RỪNG THAY THẾ

Câu hỏi của bạn:

          Tôi muốn làm dự án thủy điện, nhưng trong vùng dự án có 30 ha rừng tự nhiên. Để được chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, Bộ Nông nghiệp và PTNT yêu cầu tôi phải bổ sung báo cáo đánh giá tác động môi trường và Phương án trồng rừng thay thế. Để phê duyệt phương án trồng rừng thay thế, tôi có phải lập phương án đền bù rừng và thu hồi rừng không. Cảm ơn

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi qua địa chỉ Email: lienhe@luattoanquoc.com. Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý

Nội dung tư vấn phương án trồng rừng thay thế

     Chủ đầu tư dự án có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác có trách nhiệm lập phương án trồng rừng thay thế với diện tích ít nhất bằng diện tích rừng chuyển sang mục đích khác hoặc chứng từ nộp tiền trồng rừng thay thế theo quy định tại điều 2 thông tư 23/2017/TT-BTNMT. Tức là nếu chủ đầu tư tự tổ chức trồng rừng thay thế phải có diện tích đất chưa có rừng được Nhà nước giao, cho thuê để trồng rừng. Nếu không tự tổ chức trồng rừng thay thế có thể nộp tiền để trồng rừng thay thế vào Quỹ bảo vệ và phát triển rừng .

     Điểm b khoản 1 điều 3 thông tư 23/2017/TT-BTNMT quy định:

     “b) Hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án trồng rừng thay thế gồm: Phương án trồng rừng thay thế theo mẫu tại Phụ lục I đích sử dụng rừng sang mục Thông tư này; văn bản đề nghị phê duyệt theo mẫu tại Phụ lục II; dự án đầu tư có chuyển mục đích khác; các tài liệu khác có liên quan.”

     Trình tự thẩm định, phê duyệt phương án trồng rừng thay thế theo quy định tại khoản 2 điều 3 thông tư 23/2017/TT-BTNMT như sau:

     Bước 1. Chủ đầu tư nộp một bộ hồ sơ đề nghị phê duyệt Phương án trồng rừng thay thế đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi có diện tích đất trồng rừng thay thế.

     Bước 2. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thẩm định.

     Bước 3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị phê duyệt phương án của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND cấp tỉnh phê duyệt phương án trồng rừng thay thế. Trường hợp không phê duyệt, UBND cấp tỉnh thông báo rõ lý do cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cho Chủ đầu tư.

     Sau khi phương án trồng rừng thay thế được UBND cấp tỉnh phê duyệt, Chủ đầu tư tổ chức lập thiết kế, dự toán trồng rừng; trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tổ chức thực hiện trồng rừng thay thế.

     Như vậy, bạn phải xin giao rừng hoặc thuê rừng gắn liền với giao đất, thuê đất lâm nghiệp, cấp Giấy chứng nhận để thực hiện dự án trồng rừng thay thế trước khi lập phương án trồng rừng thay thế. Bạn không phải lập phương án đền bù rừng và thu hồi rừng. [caption id="attachment_101164" align="aligncenter" width="450"]Phương án trồng rừng thay thế Phương án trồng rừng thay thế[/caption]

     Theo quy định tại điều 19, căn cứ để giao rừng, cho thuê rừng bao gồm:

  • Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, quyết định.
  • Quỹ rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng của địa phương.
  • Nhu cầu sử dụng rừng của tổ chức được thể hiện trong các văn bản sau: có dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt nếu là dự án sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước; dự án và văn bản thẩm định của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với tổ chức không sử dụng vốn ngân sách nhà nước; dự án có vốn đầu tư nước ngoài đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép đầu tư.
  • Phương án giao rừng, cho thuê rừng do UBND cấp xã lập có sự tham gia của đại diện các đoàn thể và đại diện nhân dân các thôn trong cấp xã và phải được UBND cấp huyện phê duyệt.

     Bạn có thể tham khảo hồ sơ và trình tự thủ tục giao rừng, thuê rừng gắn liền với giao đất, thuê đất lâm nghiệp tại: https://luattoanquoc.com/quy-dinh-ve-trinh-tu-thu-tuc-giao-rung-va-giao-dat-lam-nghiep/

     Một số bài viết có nội dung tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về phương án trồng rừng thay thế, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật đất đai 24/7: 19006500 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178