• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

     Tách thửa đất là việc chia tách từ một thửa đất thành hai hoặc nhiều thửa đất khác nhau. Khi tách thửa đất có thể giữ nguyên chủ sử dụng đất nhưng cũng có thể làm thay đổi chủ sử dụng đất. Bản vẽ tách thửa đất là loại giấy tờ không thể thiếu trong thành phần hồ sơ tách thửa đất. Vậy lập bản vẽ tách thửa đất như thế nào? Dưới đây là nội dung chi tiết cách lập bản vẽ tách thửa đất theo quy định tại Luật đất đai 2024.

  • Lập bản vẽ tách thửa đất như thế nào?
  • Lập bản vẽ tách thửa đất như thế nào
  • Pháp Luật Đất Đai
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

1. Tách thửa đất là gì?

     Tách thửa đất là việc chia tách từ một thửa đất thành hai hoặc nhiều thửa đất khác nhau. Tùy từng trường hợp mà sau khi tách thửa đất có thể vẫn giữ nguyên chủ sử dụng đất ban đầu hoặc được chuyển quyền cho nhiều chủ sử dụng đất khác nhau thông qua các giao dịch như chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, phân chia tài sản chung của vợ, chồng....

     Bản vẽ tách thửa đất là loại giấy tờ không thể thiếu trong thành phần hồ sơ tách thửa đất. Dưới đây là nội dung chi tiết mẫu bản vẽ tách thửa đất theo quy định tại Luật đất đai 2024.

Lập bản vẽ tách thửa đất như thế nào

2. Hồ sơ tách thửa đất bao gồm những gì?

     Hồ sơ tách thửa đất từ 1/8/2024 bao gồm:

  • Thứ nhất, đơn đề nghị tách thửa đất, hợp thửa đất theo Mẫu số 01/ĐK ban hành kèm theo Nghị định 101/2024/NĐ-CP.
  • Thứ hai, bản vẽ tách thửa đất, hợp thửa đất lập theo Mẫu số 02/ĐK ban hành kèm theo Nghị định Nghị định 101/2024/NĐ-CP do Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện hoặc do đơn vị đo đạc có Giấy phép về hoạt động đo đạc, thành lập bản đồ địa chính thực hiện;
  • Thứ ba, Giấy chứng nhận đã cấp hoặc bản sao Giấy chứng nhận đã cấp kèm bản gốc để đối chiếu hoặc nộp bản sao có công chứng, chứng thực;
  • Thứ tư, các văn bản của cơ quan có thẩm quyền có thể hiện nội dung tách thửa đất, hợp thửa đất (nếu có).

3. Mẫu bản vẽ tách thửa đất mới nhất 2024

    Bản vẽ tách thửa đất, hợp thửa đất nộp kèm đơn đề nghị tách thửa đất, hợp thửa đất theo mẫu số 02/ĐK phụ lục kèm theo Nghị định số 101/2024/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2024 của Chính phủ.

3.1 Mẫu bản vẽ tách thửa đất

Mẫu số 02/ĐK

BẢN VẼ TÁCH THỬA ĐẤT, HỢP THỬA ĐẤT

(Kèm theo Đơn đề nghị tách thửa đất, hợp thửa đất)

 

I. Hình thức tách, hợp thửa đất (Ghi rõ: “Tách thửa” hoặc “Hợp thửa” hoặc “Tách thửa

đồng thời với hợp thửa”):…………………………………………………………………………

II. Thửa đất gốc

1. Thửa đất thứ nhất:

1.1. Thửa số: …………., tờ bản đồ số: ………….diện tích: …………………. m²,

loại đất: ………. địa chỉ thửa đất: ……….,Giấy chứng nhận: số vào sổ cấp GCN: ……………;

Cơ quan cấp GCN: ………….………….…………., ngày cấp: ………………..

1.2. Tên người sử dụng đất: ………….………….…………., 

Giấy tờ nhân thân/pháp nhân số: ………….…………., địa chỉ: ………….…………….

1.3. Tình hình sử dụng đất: (Ghi sự thay đổi ranh giới thửa đất hiện trạng so với khi cấp GCN,

tình hình tranh chấp đất đai, hiện trạng sử dụng đất): ………….………….………….………….

2. Thửa đất thứ hai: (ghi như thửa thứ nhất)

………….………….………….………….…………….………….………….………….………….……

………….………….………….………….…………….………….………….………….………….……

………….………….………….………….…………….………….………….………….………….…

III. Thửa đất sau khi tách thửa/hợp thửa:

1. Mô tả sơ bộ thông tin, mục đích thực hiện tách thửa đất/hợp thửa đất: .........................

….………….………….………….………………….………….………….………….…….....……

2. Người lập bản vẽ (Ghi: “Người sử dụng đất tự lập” hoặc ghi tên cơ quan, đơn vị lập bản vẽ): ...........................................………………………………..

3. Tách thửa đất/hợp thửa đất (theo ví dụ minh họa)

3.1. Sơ đồ trước tách thửa đất/hợp thửa đất:

(Thể hiện hình vẽ, các điểm đỉnh thửa đất, diện tích, loại đất, người sử dụng đất liền kề theo thửa đất gốc)

3.2. Sơ đồ sau tách thửa đất/hợp thửa đất:

(Thể hiện hình vẽ, các điểm đỉnh thửa đất, diện tích, kích thước cạnh, loại đất, người sử dụng đất liền kề)

3.3. Độ dài cạnh thửa đất sau tách thửa đất, hợp thửa đất:

Đoạn

Chiều dài (m)

1-2

 

 
   
   
   
   
   
   
   

3.4 Mô tả (Mô tả chi tiết ranh giới, mốc giới các thửa đất sau tách, hợp thửa):

………….………….………….………….…………….………….……….………….………….………

………….………….………….………….…………….………….………….………….………….……

………….………….………….………….…………….………….………….………….………….……

Người sử dụng đất                                                                        Đơn vị đo đạc

(Ký, ghi rõ họ và tên)                                                            (Ký, ghi rõ họ và tên, đóng dấu)

  Ngày......tháng.....năm............                    Ngày......tháng.....năm............         Người kiểm tra                                                                   Văn phòng đăng ký đất đai/ Chi            (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ)                                        nhánh Văn phòng đăng ký đất đai
                                                                                      (Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ, đóng dấu) >>> Tải mẫu bản vẽ tách thửa đất

3.2 Hướng dẫn lập mẫu bản vẽ tách thửa đất

a) Bản vẽ tách thửa đất, hợp thửa đất thể hiện đủ thông tin về kích thước cạnh, diện tích, loại đất của thửa đất tách ra, thửa đất hợp lại, thửa đất hoặc vị trí, diện tích đất dùng làm lối đi (nếu có) và thửa đất có quyền sử dụng chung lối đi theo Giấy chứng nhận đã cấp của thửa đất gốc, chỉ giới hành lang bảo vệ an toàn các công trình đối với trường hợp trên Giấy chứng nhận đã thể hiện.

b) Đối với điểm 3.1, điểm 3.2 và điểm 3.4 mục 3 thì thực hiện như sau:

3.1. Sơ đồ trước tách thửa đất/hợp thửa đất:

a) Tách thửa đất:

b) Hợp thửa đất, hợp thửa đất đồng thời tách thửa đất:

3.2. Sơ đồ tách thửa đất/hợp thửa đất

 

3.4. Mô tả (Mô tả chi tiết ranh giới, mốc giới các thửa đất sau tách, hợp thửa):

a) Thửa tách ra dự kiến số 1:

- Từ điểm 1’ đến điểm 5’: …….. (Ví dụ: Điểm 1 là dấu sơn; ranh giới theo tim tường xây kiên cố, mép tường...)

- Từ điểm 5’ đến điểm 6’:... (Ví dụ: Điểm 2,3 là cọc tre, ranh giới theo mép bờ trong rãnh nước)

- Từ điểm 6' đến điểm 1’:... (Ví dụ: Điểm 4 là góc ngoài tường, ranh giới theo mép sân, tường nhà);

b) Thửa tách ra dự kiến số 2: …………………………………………………………………………

- Từ điểm 4 đến điểm 5: ………………………………………………………………………………

 

 lập bản vẽ tách thửa đất như thế nào

4. Chuyên mục hỏi đáp:

Câu hỏi 1: Nộp hồ sơ tách thửa đất tại cơ quan nào?

     Người sử dụng đất nộp bản vẽ tách thửa đất cùng với các giấy tờ khác để tách thửa đất tại  một trong những cơ quan tiếp nhận hồ sơ sau:

  • Bộ phận Một cửa theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã;
  • Văn phòng đăng ký đất đai;
  • Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.

Câu hỏi 2: Bản vẽ tách thửa đất do cơ quan nào lập?

     Bản vẽ tách thửa đất do Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện hoặc do đơn vị đo đạc có Giấy phép về hoạt động đo đạc, thành lập bản đồ địa chính thực hiện.

     Bài viết cùng chuyên mục:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178