• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Làm thế nào để giành quyền nuôi con khi ly hôn năm 2019: Về kinh tế: Chứng minh thu nhập: chỉ cần xin xác nhận của cơ quan, doanh nghiệp ...

  • Làm thế nào để giành quyền nuôi con khi ly hôn
  • Làm thế nào để giành quyền nuôi con
  • Pháp luật hôn nhân
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIÀNH QUYỀN NUÔI CON

Câu hỏi của bạn về làm thế nào để giành quyền nuôi con:

     Kính gửi Công ty Luật Toàn Quốc!

     Tôi có một số vấn đề sau mong muốn được Quý Công ty tư vấn cụ thể như sau:

     Vợ chồng tôi kết hôn năm 2008 và đã có 2 con chung, con lớn được 10 tuổi, con bé được 19 tháng tuổi. Trong quá trình chung sống chồng tôi không có sự chia sẻ, khô khan, không có trách nhiệm dạy dỗ, chăm sóc con cái, hay rượu bia, la cà quán xá với bạn bè, rồi về đến nhà ăn cơm xong là lăn ra ngủ, mặc kệ mọi thứ. 

     Nói thêm là gia đình tôi đang sống cùng bố mẹ đẻ tôi. Trước vợ chồng tôi thuê trọ, sau đó bố mẹ đẻ tôi mua nhà ở dưới quận X cho vợ chồng tôi sống, sau đó bố mẹ tôi nghỉ hưu về ở cùng với vợ chồng tôi. Hàng ngày tôi có ông bà đỡ đần trông con, đưa đón con tôi đi học hộ tôi. 

      Đến giờ tôi cảm thấy không thể chung sống với một người chồng vô tâm, vô cảm, vô trách nhiệm như vậy nữa. Hiện tại chúng tôi đã li thân, tôi đề nghị chồng tôi ra ngoài sống và cũng được 3 tháng rồi.

     Đất nhà tôi hiện giờ chưa có sổ đỏ, tôi chỉ đăng ký tạm trú ở Phường P, Quận X, còn thường trú ở TP T, Tỉnh Y. Khi khai sinh cho các con tôi thì tôi khai sinh ở tỉnh Y.

     Còn chồng tôi cũng đang thuê trọ ở quận X, và là công nhân của Công ty cũng ở khu vực đó, thường trú Xã N, Huyện L, tỉnh A.

      Sau đây tôi có một số vấn đề mong được Quý Luật tư vấn ạ:

     1. Tôi đã đưa đơn li hôn cho chồng tôi và chồng tôi cũng đã ký rồi, nhưng không chịu đưa hộ khẩu phô tô và CMTND phô tô cho tôi. Vậy tôi có cơ sở nào để Tòa chấp nhận hồ sơ thiếu như vậy không?

      2. Tôi nộp đơn ở Tòa án Quận X có được không?

     3. Tôi cần làm những gì đề dành quyền nuôi con, vì tôi biết con tôi sống với chồng tôi thì nó sẽ không trở thành được con người tốt được. 

     4. Sau khi li hôn mà chồng tôi không đưa tiền chu cấp nuôi con tôi phải làm sao? Vì từ khi chồng tôi ra ngoài sống 3 tháng nay thì chồng tôi không đưa tôi 1 đồng nào để nuôi 2 con. Tôi nhiều lần hỏi nhưng chồng tôi hứa nhiều lần nhưng cũng không chịu đưa.

     Trên đây là một số thắc mắc của tôi, mong Quý Luật tư vấn để giúp tôi hiểu và vận dụng được vào trường hợp của mình.

     Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời của luật sư về làm thế nào để giành quyền nuôi con 

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về những vấn đề cần giải quyết khi ly hôn. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về những vấn đề cần giải quyết khi ly hôn như sau:

1. Căn cứ pháp lý về làm thế nào để giành quyền nuôi con 

2. Nội dung tư vấn về làm thế nào để giành quyền nuôi con 

2.1. Hồ sơ ly hôn theo quy định hiện nay

     Theo quy định của luật hôn nhân gia đình, ly hôn gồm có hai trường hợp là ly hôn đơn phương và ly hôn thuận tình. Trong đó, ly hôn thuận tình là trường hợp ly hôn theo yêu cầu của cả hai vợ chồng khi đã thỏa thuận được tất cả những vấn đề quan hệ vợ chồng, quyền nuôi con, cấp dưỡng, chia tài sản. Ly hôn đơn phương là trường hợp ly hôn theo yêu cầu của 1 bên. Theo thông tin bạn đưa ra, tuy hai vợ chồng bạn đã kí vào đơn xin ly hôn nhưng chưa thỏa thuận được về việc nuôi con, cấp dưỡng cho con, vì vậy Tòa án sẽ giải quyết theo thủ tục ly hôn đơn phương. Hồ sơ ly hôn trong trường hợp này bao gồm những giấy tờ sau đây:

  • Đơn xin ly hôn;
  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính, nếu mất có thể nộp bản sao có chứng thực, nêu rõ lí do mất trong đơn);
  • Hộ khẩu và chứng minh thư nhân dân của hai bên( bản sao có chứng thực);
  • Giấy khai sinh các con (nếu có);
  • Các giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu tài sản (nếu có);

     Ngoài những hồ sơ trên, bạn cần có thêm chứng cứ, tài liệu để chứng minh hôn nhân lâm rơi vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được theo quy định của pháp luật để được giải quyết ly hôn.

     Để Tòa án có thể giải quyết ly hôn cho bạn, bạn phải nộp đầy đủ hồ sơ giấy tờ như trên. Đặc biệt với trường hợp của bạn thiếu chứng minh thư và hộ khẩu của chồng Tòa án sẽ không thể nào giải quyết được vì không có cơ sở để xác định thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa nào và không thể xác định rõ đương sự trong vụ việc ly hôn. 

     Trường hợp này, bạn nên thử thỏa thuận lại với chồng về việc đưa giấy tờ. Nếu chồng bạn kiên quyết không đưa, bạn có thể tham khảo bài viết Cách ly hôn đơn phương khi vợ hoặc chồng không đưa giấy tờ để có thể giải quyết ly hôn.

2.2. Thẩm quyền giải quyết ly hôn đơn phương

     Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về hôn nhân gia đình thuộc về Tòa án nơi bị đơn đang cư trú, làm việc. Nơi cư trú được xác định là nơi mà cá nhân thường xuyên sinh sống và có hộ khẩu thường trú hoặc là nơi mà cá nhân tạm trú và có đăng ký tạm trú. Trường hợp chồng bạn thuê trọ ở khu vực quận X và là công nhân của Công ty cũng ở khu vực quận X, nếu chồng bạn đã đăng kí tạm trú ở quận X thì bạn hoàn toàn có thể nộp đơn ly hôn ở Tòa án quận X. Tuy nhiên, nếu chồng bạn chưa đăng kí tạm trú ở quận X thì bạn phải đến Công an xã, phường, thị trấn nơi chồng bạn tạm trú khai báo, đề nghị bên kia phải đăng ký tạm trú và khi đó bạn mới có thể nộp hồ sơ cho Tòa án quận X. [caption id="attachment_140814" align="aligncenter" width="315"]Những vấn đề cần giải quyết khi ly hôn Làm thế nào để giành quyền nuôi con [/caption]

2.3. Điều kiện để giành quyền nuôi con khi ly hôn

      Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.     

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.      

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con

     Theo quy định này, bạn sẽ giành được quyền nuôi đứa con 19 tháng tuổi (trừ trường hợp bạn không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con). Với đứa con 10 tuổi, Tòa án sẽ căn cứ vào nguyện vọng của bé và khả năng đảm bảo quyền lợi về mọi mặt cho con của cha mẹ để quyết định người có quyền nuôi con. 

      Để giành được quyền nuôi con khi ly hôn, bạn phải chứng minh được khả năng của bạn sẽ đảm bảo được quyền lợi về mọi mặt cho con. Cụ thể như sau:

  • Về kinh tế:

     – Chứng minh thu nhập: chỉ cần xin xác nhận của cơ quan, doanh nghiệp nơi bạn công tác.

     – Chứng minh chỗ ở ổn định: Cách chứng minh đơn giản nhất đó là việc bạn có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cũng có thể nhà là tài sản chung của vợ chồng bạn, nhưng sau khi ly hôn, chắc chắn sẽ thuộc về bạn. Nếu không có nhà riêng thì cũng có thể là đã thuê nhà hoặc sống chung với người thân ruột thịt

  • Về nhân phẩm đạo đức:

       Tòa án sẽ xem xét đến cách giáo dục con cái, lối sống, quan hệ của cha, mẹ đối với gia đình, xã hội. Cách bạn chăm sóc con trong cuộc sống hằng ngày như thế nào, mức độ hiểu về các sở thích, thói quen con. Trước khi ly hôn, ai là người gần gũi với con hơn. Nếu cha, mẹ thường xuyên có hành vi bạo hành, sống không chan hòa với làng xóm thì chắc chắn Tòa án sẽ không công nhận quyền nuôi con cho người đó.

  • Thời gian chăm sóc con:

     Nếu như bạn có nguồn tài chính ổn định, dồi dào nhưng công việc của bạn lại quá bận rộn, hay đi làm xa, đi công tác và không thường xuyên ở cạnh con thì sẽ không có ưu thế bằng bên có nguồn tài chính vừa đủ nhưng thường xuyên có nhiều thời gian ở bên con để quan tâm, chăm sóc, nuôi dưỡng con.

    Với những tiêu chí trên, Tòa án sẽ phân tích toàn diện mọi mặt của cha, mẹ để đảm bảo được quyền và lợi ích tốt nhất cho trẻ. Đồng thời bạn cũng có thể chứng minh chồng (vợ) bạn không đáp ứng được một số các tiêu chí trên.

2.4. Làm gì khi một bên không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con

      Khoản 2 điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: 

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

     Tại điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình cũng có quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con, theo đó:

Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con

      Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác. Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì cá nhân, cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật có quyền yêu cầu Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Cụ thể bạn có thể tìm hiểu chi tiết về cách thức xử lý hành vi trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng: Tại đây

      Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm các bài viết sau:

     Để được tư vấn vấn chi tiết về làm thế nào để giành quyền nuôi con, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./

Chuyên viên: Trần Thảo

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178