• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Tóm lại, một người chỉ bị kết tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan khi đảm bảo đủ 4 yếu tố

  • Làm giả hồ sơ tài liệu phạm tội gì theo quy định BLHS 2015
  • Làm giả hồ sơ tài liệu phạm tội gì?
  • Tư vấn luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Làm giả hồ sơ tài liệu phạm tội gì?

Câu hỏi về làm giả hồ sơ tài liệu phạm tội gì?

     Chào luật sư. Luật sư cho tôi hỏi về việc: Tôi có một người quen đã làm giả bằng đại học để xin vào dạy học tại một trường X. Nhưng người đó nhờ anh A làm giả bằng đại học cho mình. Vậy luật sư cho tôi hỏi, hành vi làm giả mạo giấy tờ của anh A có bị phạm tội không? Nếu có thì đó là tội gì? Rất mong sớm được nhận câu trả lời từ luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Câu trả lời về làm giả hồ sơ tài liệu phạm tội gì?

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và đưa câu hỏi tư vấn về làm giả hồ sơ tài liệu có phạm tội không? Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về làm giả hồ sơ tài liệu phạm tội gì? như sau:

1. Căn cứ pháp lý về làm giả hồ sơ tài liệu phạm tội gì?

2. Nội dung tư vấn về làm giả hồ sơ tài liệu phạm tội gì?

     Thực tế cho thấy, nền hành chính nước ta hiện nay đồ sộ với hàng loạt những trình tự thủ tục, giấy tờ chất cao như núi, phức tạp, rắc rối, mất thời gian. Tình trạng làm hồ sơ, giấy tờ giả xuất hiện ngày càng nhiều để nhanh chóng hoàn thành mục đích của bản thân, nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức. Có cầu thì sẽ có cung, cầu càng lớn thì cung càng nhiều.

     Do vậy, các cơ sở chui làm hồ sơ, giấy tờ giả mọc lên như nấm để đáp ứng nhu cầu của một số người. Vậy những người làm hồ sơ, giấy tờ giả có phạm tội không? Câu trả lời là có. Để đảm bảo cho nền hành chính công minh, công bằng trong mọi công việc thì những người làm giả tài liệu, hồ sơ, giấy tờ có thể bị truy cứu với tội danh "Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức". Cụ thể như sau:

2.1. Cấu thành tội phạm "Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức"

Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức

1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.

..."

     Làm giả tài liệu, hồ sơ, giấy tờ là làm cho những hồ sơ, giấy tờ giống như thật từ nội dung đến hình thức. Và người làm giả giấy tờ là những người không có thẩm quyền cấp những tài liệu, hồ sơ, giấy tờ đó. Một người bị coi là phạm tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức phải đảm bảo 4 yếu tố sau: 

  • Chủ thể: là bất kì ai có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo quy định tại điều 12 Bộ luật Hình sự 2015. Theo quy định pháp luật, người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự là những người từ đủ 14 tuổi trở lên. Và họ hoàn toàn có thể nhận thức và điều khiển được hành vi của mình mà không mắc bênh như tâm thần, mộng du, viêm màng não,...
  • Khách thể: Những quan hệ xã hội xâm phạm đến trật tự quản lý hành chính Nhà nước. Hành vi đó làm cho hoạt động của cơ quan, tổ chức Nhà nước bị suy yếu, mất uy tín.
  • Mặt chủ quan:
     - Xét về tính chất lỗi: Căn cứ vào hành vi khách quan, tên tội danh, người phạm tội này thường thực hiện với hình thức lỗi cố ý. Người này đã nhận thức được hành vi của mình là làm giả con dấu, tài liệu, hồ sơ, giấy tờ của cơ quan, tổ chức, thấy trước được hậu quả của hành vi đó gây ra và mong muốn nó được xảy ra hoặc không mong muốn xảy ra nhưng mặc kệ cho hành vi đưa và nhận hối lộ xảy ra và chấp nhận hậu quả.     - Mục đích: Người phạm tội thực hiện thường với mục đích nhằm lừa dối cá nhân khác, các cơ quan, tổ chức về một việc nào đó.     - Động cơ: Để trả thù, trục lợi, đạt thành tích cá nhân hay vì một lợi ích vật chất khác,...      Tuy nhiên, động cơ và mục đích không phải là dấu hiệu bắt buộc khi xác định cấu thành tội phạm. Nhưng nếu xác định thêm được hai yếu tố này thì sẽ giúp cho cơ quan có thẩm quyền xác định đúng người, đúng tội danh.
  • Mặt khách quan:
      - Hành vi khách quan: Người phạm tội thực hiện một trong hai hành vi sau:       + Làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan Nhà nước, tổ chức: Đây là trường hợp những người không có thẩm quyền đã làm giả một phần hoặc toàn bộ con dấu, tài liệu, hồ sơ, giấy tờ của cơ quan, tổ chức y như thật.      + Sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức: Đây là trường hợp một người không làm nhưng sử dụng con dấu hay những tài liệu giả của cơ quan tổ chức đã làm sẵn để thực hiện một giao dịch, hợp đồng nào đó. Với mục đích là để lừa dối đối tác giao dịch là cá nhân, cơ quan, tổ chức khác như những con dấu, tài liệu thật của người có thẩm quyền cấp.       - Hậu quả: Đây không phải là điều kiện đủ để cấu thành tội phạm làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức. Khi xét về mặt khách quan, chúng ta không nhất thiết phải đề cập đến hậu quả của hành làm giả này. Chỉ những hậu quả nào đặc biệt nghiêm trọng thì mới đề cập đến như: ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm của người khác, gây mất trật tự an ninh an toàn xã hội, gây thiệt hại về tài sản công,…           Ví dụ: Trường hợp anh A đã lẻn vào phòng của anh B (trưởng phòng kinh doanh) để lấy con dấu đóng vào bản xác nhận hợp đồng trái phép, làm cho công ty bị thiệt hại nặng nề, danh dự của anh B cũng bị xâm hại, anh B đã bị buộc thôi việc và phải bồi thường một khoản tiền lớn cho công ty.

      Như vậy, theo như tình huống bạn đã đặt ra thì anh A có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội danh "Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan" và phải chịu hình phạt theo quy định điều 341 BLHS 2015. [caption id="attachment_146313" align="aligncenter" width="500"]Làm giả hồ sơ tài liệu phạm tội gì?                       Làm giả hồ sơ tài liệu phạm tội gì?[/caption]

2.2. Hình phạt đối với tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức

Theo điều 341 BLHS 2015 có quy định: 

  • Khung hình phạt cơ bản: Khoản 1 điều 341 quy định mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

  • Khung hình phạt tăng nặng thứ 1: Khoản 2 điều 341 quy định khung hình phạt tăng nặng thứ nhất với mức phạt tù từ 02 năm đến 05 năm, áp dụng trong các trường hợp: 
     - Có tổ chức: là trường hợp có sự cấu kết, phối hợp chặt chẽ giữa những người đồng phạm trong việc làm giả hồ sơ, giấy tờ.      - Phạm tội 02 lần trở lên: là trường hợp phạm tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức từ 02 lần trở lên mà lần đầu phạm tội đó chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.      - Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác: Đây là trường hợp phạm tội mà người phạm tội đã làm từ 2 đến 5 con dấu, giấy giờ, tài liệu giả.      - Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm: Đây là trường hợp người phạm tội đã sử dụng những con dấu, tài liệu, giấy tờ giả để thực hiện hành vi, mục đích, động cơ phạm tội.       - Thu lợi bất chính 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng: Đây là trường hợp người phạm tội đã thu lợi một khoản bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.      - Tái phạm nguy hiểm: Đây là trường hợp phạm tội đã đảm bảo các dấu hiệu của tái phạm nguy hiểm. Theo điều 53 của BLHS 2015, các trường hợp được coi là tái phạm nguy hiểm bao gồm:      + Đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng do cố ý, chưa xóa án tích nhưng lại thực hiện tiếp những hành vi phạm tội có tính chất như trên.      + Đã tái phạm, chưa xóa án tích nhưng mà thực hiện những hành vi phạm tội do cố ý.
  • Khung hình phạt tăng nặng thứ 2: Khoản 3 điều 341 quy định khung hình phạt tăng nặng thứ hai với mức phạt tù từ 03 năm đến 07 năm, áp dụng trong các trường hợp:
     - Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên: Đây là trường hợp người phạm tội đã làm giả từ 6 con dấu, giấy tờ, hồ sơ, tài liệu trở lên.      - Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng: Đây là trường hợp người phạm tội đã sử dụng những tài liệu giả, giấy tờ giả đó để thực hiện những tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng.      - Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên: Đây là trường hợp người phạm tội đã thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng trở lên.
  • Hình phạt bổ sung: Khoản 5 quy định hình người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

     Kết luận: Tóm lại, một người chỉ bị kết tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan khi đảm bảo đủ 4 yếu tố về chủ thể, khách thể, mặt chủ quan, mặt khách quan như đã nêu trên. Và người bị kết với tội danh này phải chịu trách nhiệm hình sự theo điều 341 BLHS 2015 và các văn bản dưới luật có liên quan. Với tội danh này, người phạm tội phải chịu mức phạt tù cao nhất lên tới 07 năm và còn phải chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền tới 50.000.000 đồng.

Bài viết có thể tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về vấn đề Làm giả hồ sơ tài liệu phạm tội gì? quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn Luật Hình sự: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

                                                                                                                                               Chuyên viên: Kiều Trinh    

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178