• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Lãi suất trong hợp đồng vay tiền theo quy định của bộ luật dân sự 2015: lãi suất vay tiền do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi

  • Lãi suất trong hợp đồng vay tiền theo luật dân sự kể từ ngày 1/1/2017
  • Lãi suất trong hợp đồng vay tiền
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

LÃI SUẤT TRONG HỢP ĐỒNG VAY TIỀN THEO LUẬT DÂN SỰ TỪ NGÀY 1/1/2017

Kiến thức của bạn:

       Quy định của luật dân sự về lãi suất trong hợp đồng vay tiền từ ngày 1/1/2017

Kiến thức của Luật sư:

Cơ sở pháp lý

Nội dung tư vấn về lãi suất trong hợp đồng vay tiền

1.  Lãi suất trong hợp đồng vay tiền

      Theo quy định tại khoản 1 Điều 468 BLDS năm 2015 quy định về lãi suất như sau:

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.

Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.

      Như vậy, từ năm 2017, trần lãi suất cho vay được nới thêm tới 6,5% (từ 13,5% lên 20%/năm). Tuy nhiên, vẫn chưa rõ, các tổ chức tín dụng (TCTD) thì có được cho vay vượt mức lãi suất 20%/năm hay không với quy định mở rộng “trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.

      Quy định về lãi suất trong hợp đồng vay tài sản là một trong những điển hình của việc cụ thể hóa nguyên tắc giới hạn thực hiện quyền dân sự, theo đó các bên trong hợp đồng vay có thỏa thuận về lãi suất nhưng không được vượt quá mức lãi suất giới hạn luật định. Việc quy định trần lãi suất giúp Nhà nước có thể điều tiết thị trường vay trong trường hợp cần có sự ổn định của kinh tế - xã hội, định hướng chuẩn mực ứng xử trong các quan hệ cho vay, thực hiện chính sách cấm hoặc hạn chế việc cho vay nặng lãi. [caption id="attachment_17468" align="aligncenter" width="400"]Lãi suất trong hợp đồng vay tiền Lãi suất trong hợp đồng vay tiền[/caption]

2. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

      Điều 357 BLDS 2015 quy định trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền. Cụ thể như sau:

1. Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.

  1. Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật này; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này”.

      Như vậy, theo quy định này, BLDS năm 2015 không quy định áp dụng theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố.

      Khoản 5 Điều 466 BLDS năm 2015 quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:

Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

      Điểm a, khoản 5 Điều 466 BLDS năm 2015 có thêm một quy định mới về việc trả nợ lãi tính trên số lãi chậm trả (còn được gọi là lãi nhập gốc để tính lãi tiếp hay lãi mẹ đẻ lãi con) lãi suất chậm trả đối với số tiền lãi được chốt cứng là 10%/năm. Quy định mới của BLDS năm 2015 đã tăng thêm gánh nặng đối với người vay vốn, khi không có khả năng trả nợ đối với các khoản vay lãi suất cao, thì sẽ phải trả lãi suất quá hạn rất cao, nhất là cả khoản lãi chồng lên lãi.

      Như vậy, theo quy định này, lãi suất chậm trả nợ gốc quá hạn tối đa kể từ năm 2017 sẽ được tăng thêm 1% so với trước kia. Trước đây, cứ chậm trả nợ gốc là đều phải trả một mức lãi suất quá hạn 9%, thì hiện nay sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào lãi suất vay. Ví dụ, nếu vay 20%/năm, khi quá hạn thì phải trả tới 30%/năm (20% x 150% = 30%, cộng thêm 10%), sẽ thúc đẩy được trách nhiệm trả nợ của bên vay, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người cho vay.

Bài viết tham khảo:

    Để được tư vấn về lãi suất trong hợp đồng vay tiền, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật dân sự 24/7: 1900 6178 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./. 

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178