• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Không tham gia nghĩa vụ quân sự tùy thuộc vào hành vi cụ thể mà có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự..

  • Không tham gia nghĩa vụ quân sự có làm sao không theo quy định của luật?
  • Không tham gia nghĩa vụ quân sự có làm sao không? 
  • Tư vấn luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Không tham gia nghĩa vụ quân sự có làm sao không? 

Câu hỏi của bạn về việc không tham gia nghĩa vụ quân sự có làm sao không?

     Kính gửi luật sư! Xin hỏi luật sư về vấn đề sau: Tôi có giấy gọi tham gia nghĩa vụ quân sự. Sức khỏe của tôi bình thường, không thuộc trường hợp được miễn tham gia nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên tôi không muốn phải đi nghĩa vụ quân sự vì có lí do riêng. Sau tết âm lịch 2019 này thì tôi phải đi nghĩa vụ quân sự. Luật sư cho tôi hỏi là nếu không tham gia nghĩa vụ quân sự thì có làm sao không?

Câu trả lời của luật sư về việc không tham gia nghĩa vụ quân sự có làm sao không?

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về việc không thực hiện nghĩa vụ quân sự có làm sao không, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau: 

1. Căn cứ pháp lý về việc không tham gia nghĩa vụ quân sự có làm sao không?

2. Nội dung tư vấn về việc không tham gia nghĩa vụ quân sự có làm sao không?

     Trước khi tư vấn cho bạn về vấn đề trên, chúng tôi sẽ làm rõ thế nào là trốn tránh nghĩa vụ quân sự. Luật nghĩa vụ quân sự 2015 quy định trừ người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính theo quy định của pháp luật được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự.      Về độ tuổi gọi nhập ngũ: Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.       Do đó, hành vi không chấp hành lệnh gọi đăng ký nghĩa vụ quân sự; lệnh gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự; lệnh gọi nhập ngũ; lệnh gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu.      Theo yêu cầu tư vấn của bạn về việc không tham gia nghĩa vụ quân sự có làm sao không. Dựa trên những thông tin bạn cung cấp, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

2.1 Hành vi trốn thực hiện nghĩa vụ quân sự có thể bị xử lý hành chính

      Đối với hành vi trốn thực hiện nghĩa vụ quân sự mà có tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi chưa đủ lớn thì có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại điều 4, 5, 6 nghị định số 120/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu. Ví dụ như, bạn không đăng kí thực hiện nghĩa vụ quân sự thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo điều 4 của nghị định quy định về vi phạm các quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự:
"1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu đối với công dân nam đủ 17 tuổi trong năm thuộc diện phải đăng ký nghĩa vụ quân sự. 2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Không đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu, trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này; b) Không đăng ký bổ sung khi có sự thay đổi về họ tên, địa chỉ nơi ở, nơi làm việc theo quy định; c) Không thực hiện đăng ký di chuyển trước khi di chuyển nơi cư trú theo quy định; d) Không thực hiện đăng ký vào ngạch dự bị theo quy định. 3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc đăng ký nghĩa vụ quân sự, đăng ký bổ sung, đăng ký di chuyển, đăng ký vào ngạch dự bị đối với hành vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này."
    Như vậy, theo quy định trên nếu không đăng ký thực hiện nghĩa vụ quân sự trong khi đủ điều kiện đăng ký nghĩa vụ quân sự thì có thể bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đến 600.000 đồng.  [caption id="attachment_147606" align="aligncenter" width="289"]Không tham gia nghĩa vụ quân sự có làm sao không?  Không tham gia nghĩa vụ quân sự có làm sao không?[/caption]

2.2 Hành vi trốn thực hiện nghĩa vụ quân sự có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự

     Hành vi trốn thực hiện nghĩa vụ quân sự có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự nếu tính chất, mức độ và hậu quả của hành vi đủ lớn. Tội phạm này được quy định cụ thể tại điều 332 Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự:
"1. Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình; b) Phạm tội trong thời chiến; c) Lôi kéo người khác phạm tội."
     Một người chỉ bị coi là phạm tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự khi có hành vi vi phạm quy định về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện. Những hành vi vi phạm này được thể hiện dưới dạng không hành động. Tức là đi khám sơ tuyển nghĩa vụ quân sự, chấp hành lệnh gọi tập trung... là nghĩa vụ của công dân theo quy định  Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 nhưng công dân đó đã không thực hiện những nghĩa vụ của mình. Tội này chỉ cấu thành khi đi kèm theo yếu tố nhân thân, đó là người phạm tội đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án về tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự mà chưa được xóa án tích.      Kết luận: Phụ thuộc vào tính chất, mức độ và hậu quả mà hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự gây ra mà có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy tố hình sự. Có thể xử phạt hành chính hành vi không đăng ký nghĩa vụ quân sự từ cảnh cáo, cho đến phạt tiền từ 200.000 đồng đến 600.000 đồng. Hành vi vi phạm quy định về sơ tuyển nghĩa vụ quân sự có thể bị phạt tới 1.000.000 đồng. Vi phạm quy định về kiểm tra, khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự có thể phạt tới 4.000.000 đồng. Ngoài ra hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự còn có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự theo điều 332 bộ luật Hình sự năm 2015.      Bài viết tham khảo:       Để được tư vấn chi tiết về trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự thì có làm sao không?quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hình sự 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email:lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./. Chuyên viên: Đình Mạnh  
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178