• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Hồ sơ kỹ thuật thửa đất là gì? Khi nào cần lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất? Chuyển nhượng toàn bộ thửa đất có phải lập hồ sơ kỹ thuật không?

  • Khi nào cần lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất trên thực tế?
  • khi nào cần lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất
  • Pháp Luật Đất Đai
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

KHI NÀO CẦN LẬP HỒ SƠ KỸ THUẬT THỬA ĐẤT

Câu hỏi của bạn:

       Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp như sau: Nếu chuyển nhượng 100% (toàn bộ) từ sổ đỏ gốc sang cho người mua thì có cần phải mời địa chính về đo đạc lập hồ sơ kỹ thuật không? Nếu chuyển 1 phần thì sao? Xin cảm ơn công ty

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về vấn đề khi nào cần lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất về cho chúng tôi, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề khi nào cần lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất như sau:

Cơ sở pháp lý:

1. Hồ sơ kỹ thuật thửa đất là gì?

     Hồ sơ kỹ thuật thửa đất hay còn gọi là mảnh trích đo địa chính là bản vẽ thể hiện kết quả trích đo địa chính thửa đất. Trích đo địa chính thửa đất là việc đo đạc địa chính riêng đối với thửa đất tại nơi chưa có bản đồ địa chính để phục vụ yêu cầu quản lý đất đai.

     Hồ sơ kỹ thuật thửa đất hay còn gọi là mảnh trích đo địa chính có thể được lập bởi Văn phòng đăng ký đất đai hoặc các tổ chức có chức năng hành nghề đo đạc bản đồ địa chính khác.

2. Lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất khi nào?

     Hiện nay không có quy định của pháp luật về việc khi nào cần lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất cũng như hồ sơ kỹ thuật thửa đất bắt buộc phải nộp trong những hồ sơ pháp lý liên quan đến quyền sử dụng đất, nhưng trên thực tế, trong một số trường hợp cần lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất như sau:

  • Tách thửa đất
  • Hợp thửa đất
  • Cấp sổ đỏ lần đầu
  • Có biến động về diện tích đất
  • Số đo không cụ thể hoặc không khớp trên thực tế ,..v.v

     Như vậy, nếu bạn chuyển nhượng quyền sử dụng đất toàn bộ diện tích thì không bắt buộc lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất nếu không có sai sót, thiếu sót gì so với thực tế. Việc lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất hay không là do nhu cầu của hai bên.

     Còn nếu bạn chuyển nhượng một phần diện tích, bạn cần thực hiện thủ tục tách thửa, lúc này cần lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất.

     Để lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất, bạn có thể liên hệ các công ty đo đạc hoặc làm đơn đề nghị phòng tài nguyên và môi trường cấp huyện xuống đo đạc. khi nào cần lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất

3. Thủ tục chuyển nhượng toàn bộ quyền sử dụng đất

     Đầu tiên, hai bên mua bán cần ký hợp đồng tặng cho tại văn phòng công chứng, sau đó đi thực hiện thủ tục sang tên

     Bước 1: Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ để thực hiện thủ tục sang tên

     Hồ sơ gồm có:

  • Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK;
  • Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
  • Hợp đồng tặng cho hoặc chuyển nhượng có công chứng
  • Ngoài ra cần cung cấp bản sao các loại giấy tờ: Chứng minh thư, sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận đăng ký kết hôn…

     Bước 2: Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm:

  • Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định;
  • Xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
  • Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất.

     Bước 3: Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có)

     Bước 4: Nhận kết quả.

4. Chuyển nhượng một phần diện tích

     Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị tách thửa tại Văn phòng đăng ký đất đai, hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất. Văn phòng đăng ký đất đai đo đạc địa chính để chia tách thửa đất và chuyển Bản trích đo thửa đất mới tách cho người sử dụng đất để thực hiện ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phần thửa đất mới tách.

     Hồ sơ đề nghị tách thửa bao gồm những giấy tờ sau:

  • Đơn đề nghị tách thửa hoặc hợp thửa theo mẫu số 11/ĐK;
  • Bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cấp;
  • Giấy chứng minh thư nhân dân của người sử dụng đất, sổ hộ khẩu (bản sao có công chứng).

     Bước 2: Chuyển nhượng quyền sử dụng đất và bổ sung hồ sơ thực hiện việc đăng ký biến động

  • Đơn xin đăng ký biến động;
  • Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được công chứng hoặc chứng thực;
  • Chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu (bản sao có công chứng);
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Tờ khai phí thẩm định giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

     Bước 3: thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhận kết quả

Bài viết tham khảo:

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về vấn đề khi nào cần lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất:

Tư vấn qua Tổng đài 19006500: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về vấn đề khi nào cần lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất như: chi phí lập hồ sơ kỹ thuật thửa đất, thẩm quyền hồ sơ kỹ thuật thửa đất... mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cứ thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về địa chỉ: [email protected] chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178