• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Việc kết hợp sử dụng đất quốc phòng an ninh với lao động sản xuất nhằm đảm bảo tối ưu hóa nguồn lực đất đai, vừa đáp ứng yêu cầu quốc phòng, an ninh vừa thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội bền vững. Vậy Luật đất đai 2024 quy định như thế nào về việc sử dụng đất quốc phòng an ninh kết hợp lao động sản xuất, phát triển kinh tế?

 

  • Kết hợp sử dụng đất quốc phòng an ninh với lao động sản xuất, phát triển kinh tế
  • Kết hợp sử dụng đất quốc phòng an ninh với lao động sản xuất
  • Pháp Luật Đất Đai
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

1. Kết hợp sử dụng đất quốc phòng an ninh với lao động sản xuất được hiểu như thế nào? 

     Kết hợp sử dụng đất quốc phòng an ninh với lao động sản xuất được hiểu là việc sử dụng đất có mục đích sử dụng chính là đất quốc phòng, an ninh do các cơ quan, đơn vị quốc phòng an ninh quản lý, sử dụng, đồng thời cũng được sử dụng vào hoạt động lao động, sản xuất, xây dựng kinh tế.

     Việc kết hợp sử dụng đất quốc phòng, an ninh với lao động sản xuất, phát triển kinh tế nhằm tận dụng và khai thác triệt để các lợi ích từ đất đai mang lại, vẫn đảm bảo duy trì được mục đích sử dụng ban đầu mà không bị lãng phí nguồn tài nguyên đất.

     Tuy nhiên, việc kết hợp sử dụng đất quốc phòng, an ninh với lao động, sản xuất phải tuyệt đối tuân thủ các quy định tại Luật đất đai và các Nghị định hướng dẫn, tránh tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tranh chấp hoặc các hành vi vi phạm pháp luật.

Kết hợp sử dụng đất quốc phòng an ninh với lao động sản xuất

2. Đối tượng sử dụng đất quốc phòng an ninh kết hợp với lao động sản xuất 

     Việc sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế được áp dụng cho các đối tượng sau đây:

  • Đơn vị quân đội, đơn vị công an, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân;
  • Doanh nghiệp nhà nước do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được giao quản lý.
  • Tổ chức, cá nhân được tiếp xúc sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế theo quy định tại khoản 4 điều 260 Luật đất đai 2024

​     Như vậy, việc sử dụng đất quốc phòng an ninh, kết hợp với lao động sản xuất phát triển kinh tế chỉ được áp dụng đối với các đối tượng nhất định. Điều đó cho thấy sự linh hoạt mềm dẻo nhưng cũng hết sức chặt chẽ trong công tác quản lý đất đai của Nhà nước.

3. Nguyên tắc sử dụng đất quốc phòng an ninh với lao động sản xuất

     Việc sử dụng đất quốc phòng an ninh với lao động sản xuất, phát triển kinh tế phải tuân thủ bốn nguyên tắc sau đây:

     Thứ nhất, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước do bộ quốc phòng, bộ công an được giao quản lý khi sử dụng đất kết hợp với lao động sản xuất; xây dựng kinh tế gắn với nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh thì phải lập phương án sử dụng đất và phải nộp tiền sử dụng đất hàng năm.

     Trường hợp sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế để tổ chức giáo dục; lao động, cải tạo, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân, rèn luyện, tăng gia sản xuất cải thiện đời sống; dịch vụ hỗ trợ hậu cần - kỹ thuật thì không phải nộp tiền sử dụng đất.

     Thứ hai, tiền sử dụng đất hằng năm được xác định trên cơ sở diện tích đất sử dụng kết hợp với hoạt động sản xuất, xây dựng kinh tế theo phương án được phê duyệt, giá đất theo bảng giá, tỷ lệ % đơn giá sử dụng đất hằng năm và tủ lệ doanh thu ngoài nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh.

     Thứ ba, các khoản thu theo quy định tạ nghị định này phải được nộp đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước và phải lập dự toán thu, chi theo quy định của Luật ngân sách nhà nước 2015, trong đó ưu tiên chi cho các nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh và giải quyết tồn đọng, chế độ, chính sách đối với các đối tượng khi thực hiện sắp xếp lại doanh nghiệp do bộ quốc phòng, bộ công an được giao quản lý. 

     Thứ tư, khi cần sử dụng đất để thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh, bộ trưởng bộ quốc phòng, bộ trưởng bộ công an quyết định chấm dứt phương án sử dụng đất tại các đơn vị, doanh nghiệp do bộ quốc phòng, bộ công an được giao quản lý; các tổ chức, cá nhân liên quan phải bàn giao lại đất cho các đơn vị, doanh nghiệp do bộ quốc phòng, bộ công an được giao quản lý để thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh. Việc xử lý tài sản và các công trình phát sinh (nếu có) thực hiện theo phương án sử dụng đất đã được phê duyệt và quy định của pháp luật có liên quan. 

Kết hợp sử dụng đất quốc phòng an ninh với lao động sản xuất

4. Quyền và nghĩa vụ khi sử dụng đất quốc phòng an ninh kết hợp với lao động sản xuất

     Quyền và nghĩa vụ khi sử dụng đất quốc phòng an ninh kết hợp với lao động sản xuất như sau:

  • Được tổ chức sản xuất, kinh doanh theo phương án đã được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt;
  • Được hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất và các lợi ích khác;
  • Không được bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất khi chấm dứt phương án sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế để phục vụ nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh;
  • Không được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất;
  • Không được thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất;
  • Không được tự ý chuyển mục đích sử dụng đất;
  • Đối với đơn vị quân đội, đơn vị công an, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân không được chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất;
  • Đối với doanh nghiệp nhà nước do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được giao quản lý được cho thuê, thế chấp, góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất theo phương án được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt; trường hợp mua, bán tài sản gắn liền với đất, xử lý tài sản thế chấp, tài sản góp vốn thì chỉ được thực hiện trong nội bộ giữa các đối tượng là đơn vị quân đội, đơn vị công an, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và doanh nghiệp nhà nước do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được giao quản lý theo phương án được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt;
  • Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính. 

5. Một số quy định khác về sử dụng đất quốc phòng an ninh kết hợp lao động sản xuất, phát triển kinh tế

  • Đối với đất quốc phòng, an ninh hiện do đơn vị quân đội, đơn vị công an, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân; doanh nghiệp nhà nước do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an được giao quản lý, sử dụng khi kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế gắn với nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh thì phải lập phương án sử dụng đất trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, phê duyệt và phải nộp tiền sử dụng đất hằng năm.
  • Trường hợp sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế để tổ chức giáo dục; lao động, cải tạo, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân; rèn luyện, tăng gia sản xuất cải thiện đời sống; dịch vụ hỗ trợ hậu cần - kỹ thuật thì không phải nộp tiền sử dụng đất.

​     Theo đó, có thể thấy, để được sử dụng đất quốc phòng an ninh kết hợp với lao động sản xuất phát triển kinh tế các đối tượng sử dụng đất phải lập phương án sử dụng đất trình lên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Bộ trưởng Bộ Công an để phê duyệt chứ không phải đượ tiến hành tùy tiện, làm ảnh hưởng đến công tác quản lý đất đai của Nhà nước cũng như gây hư hỏng, hủy hoại đất đai nếu mục đích sử dụng không phù hợp.

6. Chuyên mục hỏi đáp:

Câu hỏi 1: Sử dụng đất quốc phòng an ninh kết hợp lao động sản xuất, phát triển kinh tế có phải nộp tiền sử dụng đất không?

     Trừ một số trường hợp đặc biệt, khi sử dụng đất quốc phòng an ninh kết hợp lao động sản xuất, phát triển kinh tế phải nộp tiền sử dụng đất.

Câu hỏi 2: Đơn vị quân đội khi sử dụng đất quốc phòng kết hợp lao động sản xuất có được chuyển nhượng không?

     Đơn vị quân đội không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi sử dụng đất quốc phòng kết hợp lao động sản xuất.

     Bài viết cùng chuyên mục:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178