Sử dụng đất kết hợp đa mục đích là gì?
08:34 18/09/2024
Sử dụng đất kết hợp đa mục đích là là việc sử dụng một phần diện tích đất của mục đích sử dụng đất chính vào mục đích khác được quy định tại Luật đất đai. Việc sử dụng đất kết hợp đa mục đích giúp khai thác và tận dụng tối đa nguồn lợi từ đất đai, đồng thời tránh lãng phí đất đai. Việc sử dụng đất kết hợp đa mục đích không phải được tùy tiện kết hợp các mục đích sử dụng đất với nhau mà phải trong khuôn khổ Luật đất đai cho phép.
- Sử dụng đất kết hợp đa mục đích là gì?
- Sử dụng đất kết hợp đa mục đích là gì
- Pháp Luật Đất Đai
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
1. Sử dụng đất kết hợp đa mục đích được hiểu như thế nào?
Sử dụng đất kết hợp đa mục đích là là việc sử dụng một phần diện tích đất của mục đích sử dụng đất chính vào mục đích khác được quy định tại Luật đất đai. Mục đích sử dụng đất chính là mục đích của thửa đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, đang sử dụng đất ổn định đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận (theo khoản 1 điều 99 nghị định 102/2024/NĐ-CP).
Việc sử dụng đất kết hợp đa mục đích giúp khai thác và tận dụng tối đa nguồn lợi từ đất đai, đồng thời tránh lãng phí đất đai. Tuy nhiên, việc sử dụng đất kết hợp đa mục đích không phải được tùy tiện kết hợp các mục đích sử dụng đất với nhau mà phải trong khuôn khổ Luật đất đai cho phép. Nội dung chi tiết được trình bày trong bài viết dưới đây:
2. Các loại đất được sử dụng kết hợp đa mục đích
Các loại đất được sử dụng kết hợp đa mục đích (theo khoản 1 điều 218 Luật đất đai 2024) như sau
- Đất nông nghiệp được sử dụng kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ, chăn nuôi, trồng cây dược liệu;
- Đất sử dụng vào mục đích công cộng được kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ;
- Đất xây dựng công trình sự nghiệp được sử dụng kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ;
- Đất ở được sử dụng kết hợp với mục đích nông nghiệp, thương mại, dịch vụ, công trình sự nghiệp có mục đích kinh doanh;
- Đất có mặt nước được sử dụng kết hợp đa mục đích theo quy định tại các điều 188 (Đất có mặt nước là ao, hồ, đầm) , Điều 189 (Đất có mặt nước ven biển) và Điều 215 (Đất có mặt nước chuyên dùng và đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối) Luật đất đai;
- Đất tôn giáo, đất tín ngưỡng được sử dụng kết hợp với mục đích thương mại, dịch vụ;
- Các loại đất trong nhóm đất nông nghiệp và nhóm đất phi nông nghiệp được sử dụng kết hợp mục đích nông nghiệp, xây dựng công trình hạ tầng bưu chính, viễn thông, công nghệ, thông tin, quảng cáo ngoài trời, điện mặt trời.
Như vậy, nhà nước cho phép sử dụng đất kết hợp đa mục đích nhằm tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên đất, đồng thời thúc đẩy sự phát triển kinh tế và xã hội. Các loại đất nông nghiệp, đất công cộng, đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất ở, đất có mặt nước, đất tôn giáo, và đất tín ngưỡng đều có thể được sử dụng kết hợp với các mục đích khác như thương mại, dịch vụ, chăn nuôi, trồng cây dược liệu, và xây dựng công trình hạ tầng.
3. Một số yêu cầu khi sử dụng đất kết hợp đa mục đích
Việc sử dụng đất kết hợp đa mục đích phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
- Không làm thay đổi loại đất theo phân loại đất của Luật đất đai và đã được xác định tại các loại giấy tờ quy định tại Luật đất đai;
- Không làm mất đi điều kiện cần thiết để trở lại sử dụng đất vào mục đích chính;
- Không ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh;
- Hạn chế ảnh hưởng đến bảo tồn hệ sinh thái tự nhiên, đa dạng sinh học, cảnh quan môi trường;
- Không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của các thửa đất liền kề;
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định;
- Tuân thủ pháp luật có liên quan.
4. Phạm vi, điều kiện sử dụng đất kết hợp đa mục đích
Phạm vi, điều kiện sử dụng đất kết hợp đa mục đích (theo khoản 2 điều 99 nghị định 102/2024/NĐ-CP) như sau
- Sử dụng đất vào mục đích kết hợp không thuộc trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại điều 121 Luật đất đai 2024;
- Diện tích đất sử dụng vào mục đích kết hợp không quá 50% diện tích đất sử dụng vào mục đích chính, trừ diện tích đất ở sử dụng kết hợp đa mục đích;
- Công trình xây dựng trên đất nông nghiệp để sử dụng đất kết hợp đa mục đích phải có quy mô, tính chất phù hợp, dễ dàng tháo dỡ. Diện tích đất xây dựng công trình để sử dụng vào mục đích kết hợp trên đất trồng lúa, đất lâm nghiệp thực hiện theo quy định của Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa và pháp luật về lâm nghiệp. Đất có mặt nước không được san lấp làm thay đổi dòng chảy, diện tích bề mặt nước, chiều sâu tầng nước;
- Việc xây dựng, cải tạo công trình để sử dụng vào mục đích kết hợp phải phù hợp với quy định của pháp luật về xây dựng và pháp luật khác có liên quan;
- Thời gian sử dụng đất vào mục đích kết hợp không vượt quá thời hạn sử dụng đất còn lại của mục đích chính.
Như vậy, việc sử dụng đất kết hợp đa mục đích phải tuân theo các điều kiện cụ thể vừa thể hiện sự linh hoạt trong việc khai thác, sử dụng đất nhưng vẫn không làm mất đi giá trị sử dụng vốn có cũng như không làm hư hỏng, hủy hoại đất đai.
5. Một số quy định cụ thể về sử dụng đất kết hợp đa mục đích
5.1 Trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp kết hợp với thương mại, dịch vụ thì phải chuyển sang thuê đất trả tiền thuê đất hằng năm đối với phần diện tích kết hợp đó.
5.2 Các trường hợp sử dụng đất nông nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng, đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất ở, đất có mặt nước, đất tôn giáo, đất tín ngưỡng kết hợp với thương mại, dịch vụ thì phải lập phương án sử dụng đất trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Nội dung phương án sử dụng đất kết hợp đa mục đích bao gồm:
- Thông tin về thửa đất, khu đất đang sử dụng: vị trí, diện tích, hình thức sử dụng đất; thời hạn sử dụng đất;
- Diện tích, mục đích sử dụng đất kết hợp, thời hạn sử dụng đất kết hợp;
- Nội dung đáp ứng yêu cầu theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.
6. Chuyên mục hỏi đáp:
Câu hỏi 1: Hồ sơ xin phê duyệt phương án sử dụng đất kết hợp đa mục đích gồm những giấy tờ gì?
Hồ sơ gồm:- Văn bản đề nghị sử dụng đất kết hợp đa mục đích theo Mẫu số 15;
- Phương án sử dụng đất kết hợp;
- Giấy chứng nhận đã cấp hoặc một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 137 Luật Đất đai;
Câu hỏi 2: Có được gia hạn sử dụng đất đa mục đích không?
Theo quy định của pháp luật đất đai, người sử dụng đất được gia hạn sử dụng đất kết hợp đa mục đích.
Bài viết cùng chuyên mục
Hỗ trợ về nội dung bài viết.
Nếu bạn còn những thắc mắc chưa hiểu hết về bài viết, thì bạn hãy gọi cho Luật Sư. Chúng tôi luôn sẵn sàng đồng hành, giải đáp những câu hỏi của bạn.
Bạn có thể liên hệ với Luật Sư theo những cách sau.
+ Tư vấn miễn phí qua tổng đài gọi: 19006500
+ Tư vấn qua Zalo: Số điện thoại zalo Luật sư: 0931191033
+ Gửi câu hỏi tới địa chỉ Email: [email protected]
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn sự tin tưởng của quý khách dành cho chúng tôi!
Bài viết cùng chuyên mục
Điểm mới về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo Luật đất đai 2024
Quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại Luật đất đai hiện hành có sự kế thừa quy định tại Luật Đất đai năm 2013. Tuy nhiên, cũng có nhiều quy định được sửa đổi và bổ sung nhiều quy định mới. Vậy, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định hiện hành có điểm mới nào đáng chú ý? Cùng Luật Toàn Quốc tìm hiểu điểm mới về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai theo Luật đất đai 2024 qua bài viết dưới đây.
Giao đất cho thuê đất thông qua đấu giá theo Luật Đất đai năm 2024
Việc giao đất, cho thuê đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất thể hiện sự minh bạch, công khai và đảm bảo tính công bằng giữa những người có nhu cầu sử dụng đất với nhau. Vậy Luật đất đai 2024 quy định như thế nào về giao đất, cho thuê đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất? Cùng Luật Toàn Quốc tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Xác định diện tích đất ở khi công nhận quyền sử dụng đất mới nhất
Luật Đất đai năm 2024 có rất nhiều điểm mới, bổ sung nhiều quy định tiến bộ, trong đó có quy định về xác định diện tích đất ở khi công nhận quyền sử dụng đất. Vậy, quy định về xác định diện tích đất ở khi công nhận quyền sử dụng đất mới nhất được quy định thế nào? Cùng Luật Toàn Quốc tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
8 trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất đai mới nhất
Thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất đai được hiểu là việc Nhà nước thu lại quyền sử dụng đất của cá nhân, tổ chức khi cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm các quy định pháp luật và thuộc trường hợp thu hồi đất. Vậy theo Luật đất đai 2024, trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất đai có gì mới so với Luật đất đai 2013?
Thủ tục cấp sổ đỏ khi tặng đất cho nhà nước như thế nào?
Việc tặng đất cho Nhà nước là hành động ý nghĩa, đóng góp cho sự phát triển xã hội. Tuy nhiên, để thực hiện đúng quy định, người tặng cần tuân thủ các thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) theo quy định pháp luật. Vậy thủ tục cấp sổ đỏ khi tặng đất cho nhà nước như thế nào? Cùng Luật Toàn Quốc tìm hiểu bài viết dưới đây
Điểm mới về hòa giải tranh chấp đất đai theo Luật đất đai 2024
Hòa giải tranh chấp đất đai có thể được coi là một trong những biện pháp để giải quyết tranh chấp nhằm chấm dứt tình trạng mâu thuẫn giữa các bên trong tranh chấp đất đai bằng con đường thương lượng giữa các bên hoặc thông qua một bên thứ ba làm trung gian. So với Luật đất đai 2013, Luật đất đai 2024 đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định về hòa giải tranh chấp đất đai. Nội dung bài viết dưới đây sẽ làm rõ những điểm mới về hòa giải tranh chấp đất đai.
Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tại Hà Nội tăng lên 50m2 từ 7/10/2024
Ngày 07/10/2024 tới đây, Quyết định 61/2024/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội quy định về một số nội dung thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn TP. Hà Nội sẽ chính thức có hiệu lực. Trong đó quy định mới đáng chú ý là diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tại Hà Nội tăng lên 50m2 đồng thời bổ sung quy định về diện tích tách thửa đất phi nông nghiệp và đất nông nghiệp. Cùng Luật Toàn Quốc tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Điều tra đánh giá đất đai là gì? Nội dung điều tra, đánh giá đất đai
Điều tra, đánh giá đất đai là hoạt động điều tra, đánh giá về chất lượng đất, tiềm năng đất đai, thoái hóa đất, ô nhiễm đất. Luật Đất đai 2024 ban hành những quy định mới về việc điều tra, đánh giá đất đai. Vậy quy định về điều tra, đánh giá đất đai từ 1/8/2024 như thế nào?
Lập bản vẽ tách thửa đất như thế nào?
Tách thửa đất là việc chia tách từ một thửa đất thành hai hoặc nhiều thửa đất khác nhau. Khi tách thửa đất có thể giữ nguyên chủ sử dụng đất nhưng cũng có thể làm thay đổi chủ sử dụng đất. Bản vẽ tách thửa đất là loại giấy tờ không thể thiếu trong thành phần hồ sơ tách thửa đất. Vậy lập bản vẽ tách thửa đất như thế nào? Dưới đây là nội dung chi tiết cách lập bản vẽ tách thửa đất theo quy định tại Luật đất đai 2024.
Tổng hợp một số quy định mới về đất đai tại Hà Nội có hiệu lực từ 7/10/2024
Ngày 27/9/2024, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 61/2024/QĐ-UBND quy định về một số nội dung thuộc lĩnh vực đất đai trên địa bàn thành phố Hà Nội. Quyết định này chính thức có hiệu lực và được thi hành từ ngày 07/10/2024. Dưới đây là một số nội dung đáng chú ý của quy định mới về đất đai tại Hà Nội
Cá nhân sử dụng đất có quyền và nghĩa vụ gì theo Luật đất đai hiện hành?
Khi được giao đất hoặc cho thuê đất, người sử dụng đất sẽ có một số quyền và và nghĩa vụ được quy định cụ thể đối với từng trường hợp sử dụng đất. Vậy, cá nhân sử dụng đất có quyền và nghĩa vụ gì theo Luật Đất Đai hiện hành, cùng Luật Toàn Quốc tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Giao đất cho thuê đất thông qua đấu thầu theo Luật Đất đai năm 2024
Giao đất cho thuê đất thông qua đấu thầu là bằng hình thức đấu thầu, Nhà nước chọn ra nhà đầu tư đáp ứng đủ điều kiện và ra quyết định giao đất, cho thuê đất để nhà đầu tư đó để nhà đầu tư có quyền sử dụng đất và thực hiện dự án. Vậy Luật đất đai 2024 quy định như thế nào về thẩm quyền, điều kiện, căn cứ giao đất, cho thuê đất thông qua đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất?
Kết hợp sử dụng đất quốc phòng an ninh với lao động sản xuất, phát triển kinh tế
Việc kết hợp sử dụng đất quốc phòng an ninh với lao động sản xuất nhằm đảm bảo tối ưu hóa nguồn lực đất đai, vừa đáp ứng yêu cầu quốc phòng, an ninh vừa thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội bền vững. Vậy Luật đất đai 2024 quy định như thế nào về việc sử dụng đất quốc phòng an ninh kết hợp lao động sản xuất, phát triển kinh tế?
Hồ sơ địa chính sử dụng vào mục đích gì?
Hồ sơ địa chính dùng để quản lý đất đai, phục vụ việc kiểm soát và chuyển đổi mục đích sử dụng đất, như chuyển từ đất trồng lúa sang đất ở thương mại. Như vậy, Hồ sơ địa chính sử dụng vào mục đích gì? Cùng Luật Toàn Quốc tìm hiểu bài viết dưới đây.
Tám trường hợp giao đất không thu tiền sử dụng đất theo Luật Đất đai năm 2024
Theo quy định hiện hành, khi được Nhà nước giao đất, người sử dụng đất sẽ phải trả tiền sử dụng đất. Tuy nhiên, bên cạnh những trường hợp phải nộp tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất thì Luật đất đai cũng có quy định về một số trường hợp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất. Vậy, trường hợp nào giao đất không thu tiền sử dụng đất? Cùng Luật Toàn Quốc tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Thế nào là góp quyền sử dụng đất điều chỉnh lại đất đai?
Góp quyền sử dụng đất, điều chỉnh lại đất đai là việc các cá nhân hoặc tổ chức thỏa thuận, sắp xếp, điều chỉnh lại đất đai theo phương án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Vậy góp quyền sử dụng đất, điều chỉnh lại đất đai được thực hiện như thế nào? Cần điều kiện gì? Cùng Luật Toàn Quốc tìm hiểu bài viết dưới đây.
Nhận quyền sử dụng đất tại khu vực hạn chế tiếp cận đất đai như thế nào?
Theo quy định của pháp luật, đất đai tại một số khu vực sẽ bị hạn chế tiếp cận vì lý do quốc phòng an ninh. Vậy khu vực nào được xác định là khu vực hạn chế tiếp cận đất đai? Việc nhận quyền sử dụng đất tại khu vực hạn chế tiếp cận đất đai được quy định như thế nào? Cùng Luật Toàn Quốc tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Thủ tục đăng ký đất đai bằng phương tiện điện tử như thế nào?
Thủ tục đăng ký đất đai bằng phương tiện điện tử là một trong các hình thức nộp hồ sơ thực hiện thủ tục hành chính về đất đai mới nhất được quy định tại Luật đất đai 2024. Việc áp dụng phương tiện điện tử trong đăng ký đất đai giúp người sử dụng đất tiết kiệm thời gian và công sức khi thực hiện thủ tục. Vậy thủ tục đăng ký đất đai bằng phương tiện điện tử thực hiện như thế nào?
Làm thế nào để xin cung cấp thông tin đất đai đơn giản nhất
Theo quy định hiện hành, người sử dụng đất hoặc các tổ chức, cá nhân có thể yêu cầu cơ quan quản lý thông tin, dữ liệu đất đai cung cấp các thông tin về đất đai nhằm hạn chế những rủi ro khi mua bán, chuyển nhượng đất đai hoặc sử dụng vào các mục đích khác. Vậy làm thế nào để xin cung cấp thông tin đất đai? Cùng Luật Toàn Quốc tìm hiểu qua bài viết dưới đây!
Một số quy định chung về thực hiện thủ tục hành chính về đất đai
Thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai được thực hiện dựa trên các quy định pháp luật nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người sử dụng đất. Việc tuân thủ đúng quy định giúp cho quá trình thực hiện thủ tục hành chính về đất đai được diễn ra thuận lợi, nhanh chóng và đạt hiệu quả cao. Vậy Luật đất đai 2024 quy định như thế nào về việc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai?