• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Kết hôn trong phạm vi ba đời có bị cấm theo quy định của pháp luật? con tôi muốn kết hôn với N, N là con của T, T là con của H và là em của bà ngoại con tôi

  • Kết hôn trong phạm vi ba đời có bị cấm theo quy định của pháp luật?
  • Kết hôn trong phạm vi ba đời
  • Pháp luật hôn nhân
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

KẾT HÔN TRONG PHẠM VI BA ĐỜI

Câu hỏi của khách hàng

     Con tôi thích 1 cô gái tên N và có ý định kết hôn nhưng qua tìm hiểu N là con bà T mà bà T là con bà H, bà H là em của bà ngoại của con tôi. Vậy xin hỏi nếu có kết hôn có vi phạm pháp luật không?

Câu trả lời của Luật sư: 

     Chào bạn! Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn  đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý:

Nội dung tư vấn về kết hôn trong phạm vi ba đời 

1. Kết hôn trong phạm vi ba đời

     Theo Khoản 18 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014:

     “Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.”

    Như vậy để xác định là những người này có phải là có họ trong phạm vi ba đời hay không thì họ phải từ cùng một gốc sinh ra tức là cha mẹ là đời thứ nhất, anh chị em ruột, anh chị em cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai, anh chị em con chú con các con cô con cậu con dì là đời thứ ba.

     Theo thông tin bạn cung cấp, chúng tôi vẫn chưa rõ về mối quan hệ giữa bà H và bà ngoại của con bạn là chị em gái hay là chị em họ:

     Trường hợp bà H và bà ngoại của con bạn là chị em ruột thì con của bạn và N được xác định là đời thứ ba và bị pháp luật cấm không được kết hôn.

     Trường hợp bà H và bà ngoại của con bạn không phải chị em ruột thì con bạn và N được khác định ngoài phạm vi ba đời nên có thể kết hôn. [caption id="attachment_73596" align="aligncenter" width="505"]Kết hôn trong phạm vi ba đời Kết hôn trong phạm vi ba đời[/caption]

2. Kết hôn trong phạm vi ba đời có bị cấm?

Khoản 2 Điều 5 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định những trường hợp cấm kết hôn bao gồm:

     “a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

     b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

    c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

     d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

     đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;

     e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;

     g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;

     h) Bạo lực gia đình;

     i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.”

     Như vậy, pháp luật cấm kết hôn, chung sống như vợ chồng giữa những người có họ trong phạm vi ba đời. Việc luật Hôn nhân và gia đình cấm hành vi kết hôn trong phạm vi ba đời là hợp lý, nguyên nhân không cho phép những người có họ trong phạm vi ba đời kết hôn với nhau là vì về mặt sinh học, việc kết hôn trong phạm vi ba đời sẽ ảnh hưởng đến con cái sau này, dễ bị dị tật, khuyết tận vì những yếu tố như gen di truyền, dòng máu…

     Trường hợp của bạn cần làm rõ mối quan hệ giữa bà H và bà ngoại của con bạn, nếu bà H và bà ngoại của con bạn không phải là chị em ruột thì con của bạn và N được phép kết hôn mà không vi phạm pháp luật. Còn nếu bà H và bà ngoại của con bạn là chị em ruột thì con bạn và N không được phép kết hôn vì đã vi phạm vào các trường hợp cấm kết hôn của Luật hôn nhân và gia đình 2014. Bởi lẽ con bạn và N được xác định là đời thứ ba tức là chung gốc vì vậy pháp luật ngăn cấm kết hôn trong phạm vi ba đời để tránh những hậu quả về mặt sinh học như dị tật, khuyết tật,... để lại cho đời sau.

     Để được tư vấn vấn chi tiết về kết hôn trong phạm vi ba đời, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình 24/7: 1900 6178 để được luật sư tư vấn hoặc gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: lienhe@luattoanquoc.com  Hy vọng đây sẽ là kênh tư vấn hiệu quả nhất.

      Xin chân thành cảm ơn.

      Trân trọng.     

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178