Hướng dẫn viết đơn trình bày nguyện vọng của con khi bố mẹ ly hôn mới nhất
11:40 04/08/2021
Để thuận tiện cho khách hàng, chúng tôi có dịch vụ hướng dẫn viết đơn trình bày nguyện vọng của con khi bố mẹ ly hôn mới nhất và cả soạn mẫu sẵn...
- Hướng dẫn viết đơn trình bày nguyện vọng của con khi bố mẹ ly hôn mới nhất
- Hướng dẫn viết đơn trình bày nguyện vọng của con khi bố mẹ ly hôn
- Pháp luật hôn nhân
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Câu hỏi của bạn:
Xin chào Luật sư, hiện nay hai vợ chồng chúng tôi đang ly hôn và có một bé hiện 8 tuổi. Luật sư cho tôi hỏi là đơn trình bày nguyện vọng của con tôi khi chúng tôi ly hôn sẽ viết như thế nào ạ? Tôi mong nhận được sự tư vấn từ luật sư, Tôi xin chân thành cảm ơn!
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Với thắc mắc trên của bạn thì chúng tôi xác định vấn đề chính cần tư vấn là: Cách viết đơn trình bày nguyện vọng của con khi bố mẹ ly hôn. Sau khi đã xác định được vấn đề chính cần tư vấn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về từng vấn đề đó như sau:
Căn cứ pháp lý:
1. Lấy nguyện vọng của con khi bố mẹ ly hôn
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3, Điều 208 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015; Điều 55, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 và Khoản 2, Điều 81, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 có quy định chi tiết:
Điều 208. Thông báo về phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải
3. Đối với vụ án hôn nhân và gia đình liên quan đến người chưa thành niên, trước khi mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải giữa các đương sự thì Thẩm phán, Thẩm tra viên được Chánh án Tòa án phân công phải thu thập tài liệu, chứng cứ để xác định nguyên nhân của việc phát sinh tranh chấp. Khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán có thể tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em về hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân phát sinh tranh chấp và nguyện vọng của vợ, chồng, con có liên quan đến vụ án.
Đối với vụ án tranh chấp về nuôi con khi ly hôn hoặc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, Thẩm phán phải lấy ý kiến của con chưa thành niên từ đủ bảy tuổi trở lên, trường hợp cần thiết có thể mời đại diện cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em chứng kiến, tham gia ý kiến. Việc lấy ý kiến của con chưa thành niên và các thủ tục tố tụng khác đối với người chưa thành niên phải bảo đảm thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người chưa thành niên, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, giữ bí mật cá nhân của người chưa thành niên.
Điều 55. Thuận tình ly hôn
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.
Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
Qua đó có thể thấy để bảo đảm quyền lợi của người con, Tòa án phải lấy ý kiến của người con, rồi xem xét nguyện vọng của người con từ đủ 7 tuổi trở lên; Phương pháp lấy ý kiến phải bảo đảm thân thiện với trẻ em. Song song đó, Tòa án cũng còn phải căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của người con để quyết định giao cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng ví dụ như kết hợp xét nhiều yếu tố khác như môi trường sống của con trong tương lai, hoàn cảnh thực tế của người cha, người mẹ trực tiếp nuôi trẻ sau khi cha mẹ ly hôn trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc: Quyết định việc giao con cho cha hay mẹ nuôi phải xuất phát từ quyền lợi mọi mặt của con.
Như vậy, khi ly hôn trong mọi trường hợp (các vụ án ly hôn và việc ly hôn thuận tình quy định tại Điều 55, Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014) liên quan đến vấn đề nuôi con từ đủ 7 tuổi trở lên thì thủ tục lấy ý kiến để xét nguyện vọng của con (muốn sống với cha hay sống với mẹ) là bắt buộc. Nguyện vọng của con sẽ là tiêu chí quan trọng để Tòa án có thể đánh giá một cách toàn diện trước khi quyết định giao con cho cha hoặc mẹ (và có thể là người thân thích của trẻ khi có căn cứ) – vì quyền lợi mọi mặt của con.
2. Độ tuổi phải xem xét nguyện vọng của con khi bố mẹ ly hôn
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2, Điều 81 Luật Hôn nhân và gia định năm 2014 quy định: vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
*Kết luận: Con dưới 36 tháng tuổi thì giao cho người mẹ nuôi; con trên 36 tháng tuổi thì xem xét quyền lợi mọi mặt của con; con từ đủ 7 tuổi trở lên phải xem xét nguyện vọng của con. Người con đương nhiên trong trường hợp xét có đầy đủ năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi.
3. Hình thức lấy và nguyên tắc khi lấy nguyện vọng
3.1. Hình thức lấy ý kiến của con đủ 7 tuổi khi bố mẹ ly hôn
Khi vợ, chồng không thỏa thuận được việc trực tiếp nuôi con thì điều này sẽ do Tòa án quyết định, Thẩm phán phụ trách phiên tòa giải quyết ly hôn là người có thẩm quyền lấy ý kiến trẻ từ đủ 07 tuổi về việc muốn sống với bố hay mẹ.
Thực tế cho thấy đa phần các Tòa án lấy ý kiến của con từ đủ 7 tuổi trở lên bằng văn bản (bản khai, tự khai viết tay, hoặc đánh máy) có chữ ký hoặc điểm chỉ của con và cha mẹ. Việc lấy ý kiến được thực hiện tại trụ sở Tòa án trước khi xét xử vụ việc ly hôn. Tuy nhiên, có Tòa án sẽ yêu cầu cha mẹ hướng dẫn con viết Bản tự khai ngoài trụ sở Tòa án.
Bên cạnh đó cũng có trường hợp Tòa án lấy ý kiến của con bằng văn bản trước đó, sau đó theo yêu cầu của một bên đương sự, Tòa tiếp tục triệu tập con để xét lại nguyện vọng của con ngay tại phiên tòa hoặc có trường hợp Hội đồng xét xử trực tiếp liên lạc với trẻ qua điện thoại để xác định lại ý nguyện của con. Ở Việt Nam, Tòa Gia đình và người chưa thành niên được tổ chức là một Tòa chuyên trách thuộc hệ thống Tòa án nhân dân. Theo đó, Tòa Gia đình và người chưa thành niên được tổ chức ở tòa án nhân dân cấp huyện và tương đương, tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tòa án nhân dân cấp cao.
Hiện nay, Tòa Gia đình và người chưa thành niên mới chỉ được tổ chức thí điểm tại tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và tại tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp. Tại những địa phương đã thành lập Tòa Gia đình và người chưa thành niên, việc lấy ý kiến của con sẽ được thực hiện tại Phòng trẻ em của Tòa chuyên trách này trước khi xét xử vụ việc.
3.2. Nguyên tắc khi lấy ý kiến của trẻ đủ 7 tuổi khi bố mẹ ly hôn
Việc lấy ý kiến của trẻ phải bảo đảm thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của trẻ.
- Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ.
- Phải đảm bảo giữ bí mật cá nhân của trẻ.
-
Phương pháp lấy ý kiến phải căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của trẻ để quyết định giao cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng.
4. Hướng dẫn viết đơn trình bày nguyện vọng của con khi bố mẹ ly hôn mới nhất
Thông thường Tòa án yêu cầu con từ 7 tuổi trở lên trình bày nguyện vọng của con muốn ở với ai khi bố mẹ ly hôn bằng văn bản. Văn bản này không có mẫu sẵn, do đó hình thức trình bày có thể viết tay, hoặc đánh máy. Hoặc người lớn có thể đánh máy lại một cách trung thực và khách quan nguyện vọng của con, sau đó cho con ký vào. Văn bản đầy đủ các nội dung như:
- Tên đơn: Đơn trình bày nguyện vọng
- Kính gửi: Tòa án nhân dân quận….., thành phố……
- Tên cháu là:…………., Ngày…..tháng…. năm…. sinh
- Địa chỉ:………..
- Là con của bố Họ và tên:………………………..mẹ: Họ và tên…………….
- Nội dung trình bày một cách ngắn gọn: như hiện nay đang sống ở đâu? Với ai? Trong trường hợp bố mẹ ly hôn cháu muốn ở với ai….? Tại sao?….
- Mong Tòa chấp nhận nguyện vọng của cháu…………………………………….
Văn bản nêu lên nguyện vọng của con muốn ở với ai chỉ cần ngắn gọn, đầy đủ nội dung. Tòa án sẽ xem xét thêm các căn cứ, để đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho con. Khi Tòa đã ra phán quyết giao con cho vợ hoặc chồng, thì người trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng không được cản trở quyền thăm nom của người kia.
5. Thủ tục nộp đơn trình bày nguyện vọng của con
Khi hai vợ chồng ly hôn thuận tình hoặc ly hôn đơn phương (ly hôn theo yêu cầu một bên) thì có thể nộp đơn trình bày nguyện vọng của con này kèm theo hồ sơ ly hôn gửi lên Tòa án hoặc có thể bổ sung trong quá trình hòa giải.
- Đối với trường hợp ly hôn thuận tình: Hai vợ chồng đã thỏa thuận được với nhau về quyền nuôi con, kèm thêm đơn trình bày nguyện vọng của con thì Tòa sẽ quyết định Công nhận sự thỏa thuận đó.
- Còn với trường hợp nếu nguyện vọng con muốn ở với mẹ mà hai vợ chồng thỏa thuận con ở với bố thì Tòa án sẽ xem xét tiến hành hòa giải hoặc chuyển qua trường hợp đơn phương.
-
Đối với trường hợp ly hôn đơn phương: Khi nhận được đơn trình bày nguyện vọng Tòa án sẽ xem xét nguyện vọng này của con và điều kiện về mọi mặt của Bố, Mẹ dành cho con từ đó quyết định ai là người được quyền trực tiếp nuôi con.
6. Dịch vụ Công ty Luật Toàn Quốc
Hiện nay, văn bản này không có mẫu sẵn trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan. Ngoài ra, có một số trường hợp bố mẹ ngại việc cho con cái biết sợ chúng tổn thương hay do còn bối rối trong việc viết đơn này. Để thuận tiện cho khách hàng, công ty Luật Toàn Quốc chúng tôi có dịch vụ hướng dẫn viết đơn trình bày nguyện vọng của con khi bố mẹ ly hôn mới nhất; Và cả soạn mẫu sẵn đơn cực nhanh chóng, phù hợp, thuận tiện nhất.
Công ty tư vấn Luật Toàn quốc chúng tôi với đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm, thông qua tư vấn trực tiếp tại văn phòng của công ty có địa chỉ tại: Số 463, Hoàng Quốc Việt, P.Nam Từ Liêm, Hà Nội, hoặc qua hệ thống tổng đài tư vấn pháp luật qua điện thoại 19006500, Gmail: [email protected] luôn luôn sẵn sàng hỗ trợ định hướng cho mọi người về những vấn đề pháp luật mà mình đang vướng phải liên quan cách viết đơn trình bày nguyện vọng của con khi bố mẹ ly hôn:
- Tư vấn các quy định của pháp luật liên quan đến đơn trình bày nguyện vọng của con khi bố mẹ ly hôn; Hướng dẫn viết đơn trình bày nguyện vọng của con khi bố mẹ ly hôn mới nhất;
- Tư vấn quy trình, thủ tục cần thực hiện để tiến hành viết và nộp đơn trình bày nguyện vọng của con khi bố mẹ ly hôn hay một số mẫu văn bản khác;
- Tư vấn các vấn đề khác như: soạn thảo đơn trình bày nguyện vọng của con khi bố mẹ ly hôn, soạn thảo đơn ly hôn thuận tình, ly hôn đơn phương, dịch vụ ly hôn nhanh…
- Đặc biệt là luôn theo dõi và tư vấn pháp luật thường xuyên trong quá trình thực hiện, nếu khách hàng có nhu cầu. Luôn nhiệt tình, nhanh chóng, hiệu quả, uy tín.
- Luôn đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu và đảm bảo tính bảo mật cao, bí mật riêng tư khách hàng.
Với phương châm “Pháp luật cho cuộc sống” – Công ty Luật Toàn Quốc mang tới cho quý khách hàng dịch vụ tư vấn nhanh chóng, nhiệt tình, chất lượng, hiệu quả thông qua nhiều hình thức tư vấn phong phú. Đội ngũ Luật sư, chuyên viên của chúng tôi luôn sẵn sàng 24/7 để tiếp nhận mọi yêu cầu và tư vấn giúp quý khách hàng giải quyết vấn đề của mình một cách tốt nhất.
Mẫu đơn của Luật Toàn Quốc:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày …….tháng …… năm 20…..
ĐƠN NGUYỆN VỌNG ĐƯỢC SỐNG CÙNG ………
Kính gửi: Tòa án nhân dân …………………………………………………………
Cháu tên là: …………………………………………………………………………..
Sinh ngày …..…../………/………. Là con của bố là………………………………...
và mẹ là………………………………………………………………………………
Hiện nay, bố mẹ cháu đang làm thủ tục ly hôn tại tòa án nhân dân…………………
Vì vậy, cháu xin gửi Quý tòa án nguyện vọng của cháu trong trường hợp bố mẹ cháu ly hôn thì cháu có mong muốn được sống cùng ……………………………………...
Kính đề nghị quý tòa án xem xét và cho cháu được ở cùng…………… cháu khi bố mẹ cháu ly hôn.
Cháu xin cảm ơn Quý tòa./.
Người viết đơn
(Ký và ghi rõ họ tên) |
7. Tình huống tham khảo
Luật sư cho tôi hỏi vấn đề thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn theo quy định mới nhất như thế nào ạ?
Theo quy định tại điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014
1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.
4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.
5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:
a) Người thân thích;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
d) Hội liên hiệp phụ nữ.
Câu hỏi thường gặp về vấn đề viết đơn trình bày nguyện vọng của con khi bố mẹ ly hôn:
Câu 1: Người có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên là ai?
Trên thực tế, ý kiến của con thường mang tính định hướng, tham khảo, đơn trình bày nguyện vọng của con là một phần để Tòa án xem xét đi đến quyết định giao con cho một trong hai bên trực tiếp nuôi dưỡng, không có ý nghĩa hoàn toàn quyết định.
Luật chỉ quy định “xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi” tức là trong quá trình phán quyết ai sẽ là người nuôi con sau khi ly hôn, Thẩm phán sẽ hỏi ý kiến của con thông qua đơn trình bày nguyện vọng của con để dựa vào căn cứ này và một số các điều kiện khác mới xác định ai có quyền nuôi con. Việc quyết định ai có quyền trực tiếp nuôi con khi ly hôn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: chỗ ở, thu nhập, thời gian chăm sóc con… của mỗi bên, nhằm đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của con.
Nếu con không đồng sống cùng thì vẫn có thể có quyền giành nuôi con nếu chứng minh được cho Tòa thấy mình có khả năng nuôi con tốt hơn, đảm bảo được quyền lợi về mọi mặt của con. Một số điều kiện giành quyền trực tiếp nuôi con khi ly hôn có thể kể đến như:
- Phải chứng minh thu nhập hàng tháng, có tài sản, nơi ở ổn định… để tạo điều kiện cho con sinh hoạt, học tập, vui chơi…
- Chứng minh được có đủ thời gian để chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con;
- Chứng minh luôn có đầy đủ tư cách đạo đức để nuôi dạy con;
- Chứng minh đối phương không đủ điều kiện để giành quyền nuôi con, như: Thường xuyên có hành vi bạo lực, Không dành thời gian chăm sóc con, Không có thu nhập ổn định…
Để được tư vấn chi tiết về hướng dẫn viết đơn trình bày nguyện vọng của con khi bố mẹ ly hôn mới nhất hay các vấn đề liên quan khác quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật 24/7 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Trà My