• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

hợp đồng khoán với công việc bảo vệ, những trường hợp được ký hợp đồng khoán việc với công việc bảo vệ và không được ký [....]

  • Hợp đồng khoán với công việc bảo vệ theo quy định
  • hợp đồng khoán với công việc bảo vệ
  • Pháp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Hợp đồng khoán với công việc bảo vệ

Câu hỏi của bạn:

     Tôi tên Nguyễn Thanh dũng sĩ là bảo vệ tôi vào làm tại cơ quan năm 2005 tôi có ký hợp đồng không thời hạn nay cơ quan muốn chuyển sang hợp đồng khoán với thời gian làm việc là 24 giờ nghĩ 24 giờ với mức lương của vùng là hai triệu chin. Từ hợp đồng không thời hạn chuyển sang hợp đồng khoán làm như vậy có đúng không?

     Cơ quan có mời chúng tôi họp và ban giám đốc có nói nếu không đồng ý ký tiếp hợp đồng khoán thì viết đơn xin nghỉ. Như vậy có đúng luật không nay tôi nhờ luật sư tư vấn giúp đỡ

     Câu trả lời của luật sư:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về hợp đồng khoán với công việc bảo vệ tới Phòng tư vấn pháp luật qua Email – Luật Toàn Quốc với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn về hợp đồng khoán với công việc bảo vệ

     1. Hợp đồng khoán với công việc bảo vệ và những trường hợp được ký hợp đồng khoán

     Hợp đồng khoán việc là sự thỏa thuận của hai bên, theo đó bên nhận khoán có nghĩa vụ hoàn thành một công việc nhất định theo yêu cầu của bên giao khoán và sau khi đã hoàn thành phải bàn giao cho bên giao khoán kết quả của công việc đó. Bên giao khoán nhận kết quả công việc và có trách nhiệm trả cho bên nhận khoán tiền thù lao đã thỏa thuận. Thông thường, căn cứ vào bản chất công việc, những loại công việc mang tính thời vụ, chỉ diễn ra trong một thời điểm nhất định mới có thể ký hợp đồng khoán.

     Phân loại hợp đồng khoán việc:

     - Hợp đồng khoán việc toàn bộ :

     Bên giao khoán trao cho bên nhận khoán toàn bộ các chi phí, bao gồm cả chi phí vật chất lẫn chi phí công lao động có liên quan đến các hoạt động để hoàn thành công việc. Trong khoản tiền người giao khoán trả cho người nhận khoán bao gồm chi phí vật chất, công lao động và lợi nhuận từ việc nhận khoán.

     - Hợp đồng khoán việc từng phần: Người nhận khoán phải tự lo công cụ lao động. Người giao khoán phải trả tiền khấu hao công cụ lao động và tiền công lao động.

     Tuy nhiên, thông tin anh đưa ra vẫn chưa đầy đủ nên em sẽ chia ra hai trường hợp sau đây:

     - Trường hợp 1: Công ty của anh muốn anh chuyển sang hợp đồng khoán việc với công việc bảo vệ của anh bằng cách ký kết phụ lục hợp đồng lao động.

     Theo Điều 5 Nghị định 05/2015/NĐ-CP: “Thời hạn hợp đồng lao động chỉ được sửa đổi một lần bằng phụ lục hợp đồng lao động và không được làm thay đổi loại hợp đồng đã giao kết, trừ trường hợp kéo dài thời hạn hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi và người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách quy định tại Khoản 6 Điều 192 của Bộ luật Lao động. “

     Như thông tin anh đã đưa, hợp đồng lao động của anh đang là hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Nếu là như vậy, theo quy định của pháp luật thì công ty anh không thể chuyển hợp đồng lao động không xác định thời hạn của anh sang hợp đồng khoán việc với công việc bảo vệ vì như vậy đã thay đổi loại hợp đồng lao động mà công ty và anh đã giao kết.

     - Trường hợp 2: Anh và công ty ký kết hợp đồng lao động mới

     Nếu công ty yêu cầu anh ký kết hợp đồng lao động mới và hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động cũ thì vẫn có thể ký hợp đồng khoán việc với công việc bảo vệ nếu ký ngắn hạn. Do vì bộ luật lao động 2012 không quy định cụ thể về hợp đồng khoán việc và cũng không có giải thích hay có danh sách cụ thể những loại công việc nào là công việc mang tính chất ổn định lâu dài. Thế nên nếu công ty và anh có thỏa thuận như trên thì hoàn toàn có thể ký hợp đồng khoán việc với công việc bảo vệ trong thời hạn ngắn. [caption id="attachment_66693" align="aligncenter" width="450"]hợp đồng khoán với công việc bảo vệ có hợp pháp không Hợp đồng khoán với công việc bảo vệ[/caption]

     2. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

     Khoản 3 Điều 37 Luật lao động 2012 quy định về quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn:

     “Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.”

     Nếu hợp đồng lao động của anh là hợp đồng lao động không xác định thời hạn như anh đã đưa thì anh có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần đưa ra lý do mà chỉ cần báo trước ít nhất 45 ngày. Nếu anh muốn nghỉ việc thì anh phải làm đơn xin nghỉ việc chứ công ty không được phép yêu cầu anh chấm dứt hợp đồng lao động. Do vậy, nếu anh không muốn nghỉ việc thì không cần viết đơn xin nghỉ việc, công ty cũng không có lý do chấm dứt hợp đồng lao động với anh. Và nếu anh cảm thấy quyền lợi của mình không còn được đảm bảo thì anh có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động và được nhận những quyền lợi nếu anh thực hiện đúng thủ tục theo Khoản 3 Điều 37 Luật lao động 2012 như: được nhận trợ cấp thôi việc, nhận bảo hiểm thất nghiệp, bằng cấp,…

     Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết:

     Để được tư vấn chi tiết về hợp đồng khoán với công việc bảo vệ, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178