• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Hồ sơ sang tên sổ đỏ khi nhận thừa kế quyền sử dụng đất bao gồm các loại giấy tờ sau đây: đơn đăng ký biến động đất đai; giấy chứng nhận đã cấp; văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế; các loại tờ khai nghĩa vụ tài chính (theo mẫu)...

  • Hồ sơ sang tên sổ đỏ khi nhận thừa kế quyền sử dụng đất
  • hồ sơ sang tên sổ đỏ khi nhận thừa kế
  • Pháp Luật Đất Đai
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

HỒ SƠ SANG TÊN SỔ ĐỎ KHI NHẬN THỪA KẾ

Câu hỏi của bạn:

     Thưa Luật sư, hiện nay tôi có một vấn đề muốn nhờ Luật sư tư vấn như sau:

     Ông bà em có mảnh đất được thừa kế của các cụ và ông bà nội sinh được 5 người con, trong đó có 2 con trai và 3 người con gái. Bố em và chú em đã đi xây dựng gia đình còn 1 người cô ở với bà nhưng hiện tại bà và cô em đều đã mất, cũng không còn ai ở đó.

     Theo thừa kế bằng miệng mà bà em để lại thì bà em để lại đất đó cho chú em và bố em. Hiện tại một nửa mảnh đất đã làm sổ cho chú em, nửa còn lại thì chưa sang tên cho bố em. Vậy bây giờ nếu sang tên cho bố em thì cần những thủ tục gì? Rất mong nhận được câu trả lời của Luật sư. Em xin cảm ơn Luật sư.

Câu trả lời của Luật sư:

     Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về phân chia thừa kế theo di chúc miệng, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về phân chia thừa kế theo di chúc miệng như sau:

Căn cứ pháp lý:

1. Phân chia thừa kế theo di chúc miệng được hiểu như thế nào?

     Thừa kế được hiểu là việc dịch chuyển tài sản từ người đã chết sang người còn sống theo những cách thức, điều kiện và trình tự thủ tục nhất định mà pháp luật đã quy định. Còn di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.

     Di chúc miệng là một trong hai hình thức của di chúc được ghi nhận tại BLDS 2015. Vậy việc phân chia thừa kế theo di chúc miệng được thực hiện như thế nào?

hồ sơ sang tên sổ đỏ khi nhận thừa kế

2. Thủ tục phân chia thừa kế theo di chúc miệng

     Hiện nay, khác với các loại tài sản khác, việc thừa kế quyền sử dụng đất có nhiều vấn đề phức tạp và phát sinh. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này:

2.1 Di chúc miệng được xác định là di chúc hợp pháp khi nào? 

     Theo thông tin mà chúng tôi nhận được thì hiện nay bà nội của bạn và người cô sống cùng đều đã mất, bà có để lại di chúc miệng rằng mảnh đất sẽ được chia cho bố và chú của bạn. 

    Tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 629 Bộ luật Dân sự 2015 thì chỉ được lập di chúc miệng trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản. 

     Ngoài ra để di chúc miệng được coi là hợp pháp phải đáp ứng các điều kiện theo quy định tại khoản 5 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015: Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

     Như vậy, do thông tin mà bạn cung cấp không đầy đủ nên hiện tại chúng tôi chưa thể xác định được di chúc bằng miệng của bà nội bạn có hợp pháp hay không.

     Nếu di chúc đó đáp ứng các điều kiện để di chúc hợp pháp thì việc phân chia di sản thừa kế do bà bạn để lại sẽ được thực hiện theo ý nguyện của bà bạn trước khi chết và người có quyền hưởn di sản này là chú và bố của bạn. Trong trường hợp này, gia đình bạn phải tiến hành thủ tục khai nhận di sản thừa kế theo di chúc sau đó đi sang tên sổ đỏ cho bố của bạn.

     Nếu di chúc trên không phải là di chúc hợp pháp thì di sản do bà nội bạn để lại được chia thừa kế theo pháp luật;

2.2 Xác định người thừa kế theo pháp luật

      Đối với trường hợp di chúc miệng do bà bạn để lại không phải là di chúc hợp pháp, khi đó việc phân chia thừa kế trong trường hợp này là thừa kế theo pháp luật. Cụ thể là chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bà bạn. Do một người cô của bạn đã không còn nữa nên hiện tại những người thừa kế còn lại bao gồm 4 người là bố bạn, chú của bạn và hai người cô còn lại. 

     Theo quy định của pháp luật hiện nay thì những người thừa kế cùng hàng sẽ nhận được phần di sản bằng nhau nên mảnh đất đó sẽ được chia thành 4 phần, tuy nhiên nếu một người chú của bạn đã được phân chia một phần mảnh đất sau khi bà bạn mất thì sẽ không được hưởng nữa. Và hai người cô của bạn nếu không có nhu cầu hưởng di sản thừa kế thì có thể làm văn bản từ chối nhận di sản thừa kế.

     Trước khi tiến hành thủ tục sang tên quyền sử dụng đất trong trường hợp thừa kế, bạn phải thực hiện thủ tục khai nhận di sản thừa kế sau đó mới chuẩn bị hồ sơ sang tên để thực hiện sang tên quyền sử dụng đất

Hồ sơ sang tên sổ đỏ khi nhận thừa kế quyền sử dụng đất

3. Hồ sơ sang tên sổ đỏ khi nhận thừa kế

     Người nhận thừa kế quyền sử dụng đất chuẩn bị hồ sơ sang tên sổ đỏ khi nhận thừa kế bao gồm:

  • Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 11/ĐK ban hành kèm theo Nghị định 101/2024/NĐ-CP;
  • Tờ khai lệ phí trước bạ sang tên ( theo mẫu);
  • Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (theo mẫu);
  • Tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp;
  • Giấy chứng nhận đã cấp;
  • Văn bản thỏa thuận hoặc văn bản khai nhận di sản thừa kế đã được công chứng, chứng thực theo quy định pháp luật;
  • Bản sao giấy khai sinh, căn cước công dân, giấy chứng tử, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân...
  • Giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền cho người khác đi thực hiện thủ tục​​

Bài viết cùng chuyên mục:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178