• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Bản án khi ghi sai tên cơ quan xét xử...hiệu lực pháp lý của bản án khi ghi sai tên cơ quan xét xử..giải quyết việc ghi sai tên cơ quan xét xử trong bản án

  • Hiệu lực pháp lý của bản án khi ghi sai tên cơ quan xét xử
  • Bản án khi ghi sai tên cơ quan xét xử
  • Pháp luật dân sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

HIỆU LỰC PHÁP LÝ CỦA BẢN ÁN KHI GHI SAI TÊN CƠ QUAN XÉT XỬ

Câu hỏi của bạn:

     Căn cứ theo Nghị Quyết 136/NQ-CP ngày 29/12/2013 của Chính Phủ về “….Điều chỉnh địa giới hành chính huyện Tân Uyên để thành lập Thị xã Tân Uyên,…” thì kể từ ngày 01/01/2014 trên địa bàn Tỉnh Bình Dương không còn huyện Tân Uyên mà đổi thành Thị xã Tân Uyên.

     Mà trong 01 Bản án ban hành hồi tháng 6/2016 của Tòa án Nhân dân TX.Tân Uyên ghi tại dòng Cơ quan ban hành là “TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN TÂN UYÊN” vậy theo Nghị Quyết 139/NQ-CP thì Huyện Tân Uyên không còn mà đổi thành Thị xã Tân uyên, vậy chủ thể “TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN TÂN UYÊN” cũng không còn thì lấy đâu ra mà ban hành Bản án?

     Hơn nữa trong Bản án sau dòng “nhân danh nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” Tòa Án viết tên của Tòa là “TÒA ÁN NHÂN HUYỆN TÂN UYÊN” vậy Tòa án nhân huyện là tòa án gì? Huyện Tân Uyên theo Nghị Quyết 139/NQ-CP thì cũng không còn. Vậy  “TÒA ÁN NHÂN HUYỆN TÂN UYÊN” này cũng không có tồn tại thì sao mà nhân danh nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để ban hành bản án?

      Ngoài ra trong Bản án còn viện dẫn, căn cứ một điều khoản không còn giá trị pháp lý vì văn bản này đã hết hiệu lực từ ngày 01/01/2015 “mục 11 của Nghị Quyết 02/2000/HĐTP ngày 23/12/2000” trong khi vụ án xét xử và ra bản án vào tháng 6/2016;

     Vậy với những lỗi sai trên cho tôi hỏi:

     1. Bản án này có giá trị pháp lý không? Khi mà chủ thể ban hành ra bản án không đúng, không còn và không có tồn tại;

     2. Những lỗi trên là các lỗi thông thường, lỗi nhỏ hay là sai phạm nghiêm trọng? nếu là những lỗi nhỏ thì có văn bản hay quy định nào quy định về việc này không?

     3. Tôi có thể gửi văn bản (bản án) cũng như văn bản trình bày cụ thể những điểm tôi thấy không phù hợp, không đúng đến cơ quan thẩm quyền nào, địa chỉ cụ thể ra sao để được hướng dẫn giải quyết.

Tôi xin chân thành cảm ơn và chờ đợi sự hồi âm của quý cơ quan!

Câu trả lời của luật sư:

      Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Trường hợp về Hiệu lực pháp lý của bản án khi ghi sai tên cơ quan xét xử, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn:

     Dựa trên thông tin mà bạn cung cấp, trước hết chúng tôi xin đưa ra một vài thông tin như sau:

  • Bộ luật tố tụng dân sự được sử dụng vào thời điểm tòa ra bản án là bộ luật tố tụng dân sự 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011
  • Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
  • Vào tháng 6/2016 khi tòa ra bản án thì nghị quyết số 02/2000/HĐTP quy định về Hướng dẫn áp dụng một số quy định của luật hôn nhân và gia đình 2000 vẫn còn hiệu lực thi hành. Nghị quyết này hết hiệu lực thi hành vào ngày 01/07/2016.

    1. Hiệu lực pháp lý của bản án khi ghi sai tên cơ quan xét xử và căn cứ pháp lý

     Theo quy định của pháp luật, khi ban hành bản án, tòa án có mẫu được ban hành. Thông tin mà bạn cung cấp, tòa án ghi sai tên thị xã Tân Uyên thành huyện Tân Uyên trong khi đã có nghị quyết số 136/NQ-CP của Chính phủ đã có hiệu lực thi hành từ ngày 29/12/2013. Đây có thể được ghi nhận là một trong số các trường hợp luật định như sau:

     Một là, việc ghi nhận sai tên hành chính này là do lỗi chính tả. Theo quy định tại điều 240 bộ luật tố tụng dân sự 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011

     “Điều 240. Sửa chữa, bổ sung bản án

     1. Sau khi tuyên án xong thì không được sửa chữa, bổ sung bản án, trừ trường hợp phát hiện lỗi rõ ràng về chính tả, về số liệu do nhầm lẫn hoặc tính toán sai. Việc sửa chữa, bổ sung phải được thông báo ngay cho người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc sửa chữa, bổ sung; đồng thời thông báo cho cơ quan, tổ chức khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp.

     2. Việc sửa chữa, bổ sung bản án quy định tại khoản 1 Điều này phải do Thẩm phán phối hợp với các Hội thẩm nhân dân là thành viên Hội đồng xét xử vụ án đó thực hiện. Trong trường hợp Thẩm phán đó không còn đảm nhiệm chức vụ Thẩm phán thì Chánh án Toà án thực hiện việc sửa chữa, bổ sung đó.”

     Điều này được hướng dẫn chi tiết tại điều 38 của nghị quyết số 05/2012/NQ- HĐTP (văn bản này hết hiệu lực vào ngày 01/07/2016) quy định về “Hướng dẫn phần thứ hai của bộ luật dân sự sửa đổi”. Cụ thể:

     “Điều 38. Sửa chữa, bổ sung bản án quy định tại Điều 240 của BLTTDS

     1. Chỉ được sửa chữa, bổ sung bản án trong các trường hợp sau đây:

     a) Phát hiện lỗi rõ ràng về chính tả như: lỗi do viết không đúng từ ngữ, dấu, chữ viết hoa, viết thường, phiên âm tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, bỏ sót không ghi tên đệm trong họ, tên của đương sự,…

     b) Số liệu do nhầm lẫn hoặc do tính toán sai (kể cả án phí) như: cộng, trừ, nhân, chia sai,… mà phải sửa lại cho đúng.

     2. Toà án phải gửi văn bản thông báo về việc sửa chữa, bổ sung bản án cho những người quy định tại khoản 1 Điều 240 của BLTTDS. Thông báo về việc sửa chữa, bổ sung bản án trình bày theo Mẫu số 15 ban hành kèm theo Nghị quyết này.”

     => Tuy nhiên, nếu như tòa án ghi nhận rằng việc ghi sai tên địa giới hành chính từ thị xã thành huyện là do lỗi chính tả thì theo quy định của pháp luật, tòa án phải gửi thông báo về việc sửa chữa, bổ sung bản án cho những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc sửa chữa, bổ sung; đồng thời thông báo cho cơ quan, tổ chức khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp.

     Bộ luật tố tụng không quy định trường hợp ghi sai tên khi thay đổi địa giới hành chính của tòa án là trường hợp bản án không có giá trị pháp luật. Thời điểm năm 2016 khi bản án này được tuyên thì đối với bản án sơ thẩm là sau 15 ngày kể từ ngày tuyên án, không có kháng cáo, kháng nghị; hoặc ngay sau khi bản án phúc thẩm được tuyên => bản án có hiệu lực thi hành. Trường hợp này, việc ghi nhận sai sót về lỗi chính tả trong bản án là việc

     Hai là, từ thời điểm bản án được tuyên, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền kháng cáo, kháng nghị bản án gửi đơn kháng cáo, kháng nghị cho tòa án có thẩm quyền giải quyết kháng cáo, kháng nghị.

     Điều 242 bộ luật tố tụng dân sự 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011 quy định về tính chất của xét xử phúc thẩm chính là việc: “Xét xử phúc thẩm là việc Toà án cấp trên trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị”

     => Tòa có thẩm quyền giải quyết là tòa cấp trên trực tiếp của tòa xét xử sơ thẩm. Lúc này, căn cứ vào đơn kháng cáo kháng nghị và quá trình xét xử phúc thẩm; tòa phúc thẩm sẽ ra bản án cuối cùng về việc kháng cáo kháng nghị đối với phần bản án bị kháng cáo kháng nghị. Lúc này, phải căn cứ vào nội dung của đơn kháng cáo kháng nghị, nội dung bản án cụ thể; và việc xét xử của tòa phúc thẩm để xem xét, ra bản án phúc thẩm cuối cùng.

     Ba là, bản án ghi sai tên của cơ quan xét xử là các lỗi thông thường, lỗi nhỏ hay là sai phạm nghiêm trọng?

     Từ các quy định mà chúng tôi tư vấn nêu trên, việc xác định lỗi này là lớn hay nhỏ, nghiêm trọng tới mức nào thì sẽ phải phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Mối liên quan giữa nội dung bản án và sự sai sót do ghi sai tên theo địa giới hành chính.
  • Quy trình kiểm sát của viện kiểm sát về quy trình xét xử để ra bản án này; và tòa án ra bản án này có phát hiện sai sót, chỉnh sửa hay không?
  • Có đơn kháng cáo, kháng nghị đối với bản án này hay chưa?
[caption id="attachment_39003" align="aligncenter" width="328"]Bản án khi ghi sai tên cơ quan xét xử Bản án khi ghi sai tên cơ quan xét xử[/caption]

     2. Có thể kiến nghị về bản án và xem xét tính pháp lý của bản án khi ghi sai tên cơ quan xét xử tại cơ quan nào để được thụ lý, giải quyết.

     Trong trường hợp này, bạn có thể tiến hành thực hiện theo một trong hai cách sau đây:

     Cách 1: Gửi yêu cầu kèm theo bản án mà bạn nhận được lên cho tòa án đã ban hành bản án đó. Trong đó, nội dung yêu cầu là: giải thích về tính pháp lý của bản án khi ghi sai tên cơ quan xét xử; đồng thời trả lời về việc có hay không phải thi hành án theo quyết định được ghi nhận trong bản án.

     Hoặc có thể gửi đơn yêu cầu lên viện kiểm sát cùng cấp với tòa án đã ban hành bản án nêu trên, yêu cầu được giải thích và giải quyết các vấn đề theo nguyện vọng của bạn.

     Cách 2: Tiến hành thủ tục kháng cáo, kháng nghị theo quy định của bộ luật tố tụng dân sự.

     Tuy nhiên, khi tiến hành theo thủ tục kháng cáo, kháng nghị bạn cần lưu ý tới thời hạn kháng cáo kháng nghị được quy định tại điều 245 bộ luật dân sự như sau:

     “Điều 245. Thời hạn kháng cáo

     1. Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Toà án cấp sơ thẩm là mười lăm ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự không có mặt tại phiên toà thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết.

     2. Thời hạn kháng cáo đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Toà án cấp sơ thẩm là bảy ngày, kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định.

     3. Trong trường hợp đơn kháng cáo gửi qua bưu điện thì ngày kháng cáo được tính căn cứ vào ngày bưu điện nơi gửi đóng dấu ở phong bì.”

     => Căn cứ vào thời gian ra bản án đến thời điểm hiện tại thì đã hết thời hạn kháng cáo kháng nghị theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, nếu như tòa án chấp nhận việc kháng cáo quá hạn của tòa có thẩm quyền theo quy định tại điều 247 bộ luật tố tụng dân sự thì việc kháng cáo của bạn vẫn có thể được giải quyết theo thủ tục phúc thẩm như bình thường.

     “Điều 247. Kháng cáo quá hạn

     1. Kháng cáo quá thời hạn quy định tại Điều 245 của Bộ luật này là kháng cáo quá hạn. Sau khi nhận được đơn kháng cáo quá hạn, Toà án cấp sơ thẩm phải gửi đơn kháng cáo, bản tường trình của người kháng cáo về lý do kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ, nếu có cho Toà án cấp phúc thẩm

     2. Trong thời hạn mười ngày kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Toà án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng gồm ba Thẩm phán để xem xét kháng cáo quá hạn. Hội đồng có quyền ra quyết định chấp nhận hoặc không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn và phải ghi rõ lý do của việc chấp nhận hoặc không chấp nhận trong quyết định. Toà án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định cho người kháng cáo quá hạn và Toà án cấp sơ thẩm; nếu Toà án cấp phúc thẩm chấp nhận việc kháng cáo quá hạn thì Toà án cấp sơ thẩm phải tiến hành các thủ tục do Bộ luật này quy định và gửi hồ sơ vụ án cho Toà án cấp phúc thẩm.”

     Trên đây là ý kiến tư vấn pháp luật của chúng tôi về hiệu lực pháp lý của bản án khi ghi sai tên cơ quan xét xử. 

     Bài viết tham khảo:

   Liên hệ Luật sư tư vấn về hiệu lực pháp lý của bản án

    Nếu bạn đang gặp những vướng mắc về hiệu lực pháp lý của bản án không thể tự mình giải quyết được thì bạn nên gọi ngay cho Luật sư thay vì phải mất thời gian nghiên cứu vì có nghiên cứu cũng không thể hiểu rộng bằng Luật sư, vì vậy để tránh những rủi ro không đáng có bạn nên tham khảo ý kiến Luật sư.      + Luật sư tư vấn miễn phí qua tổng đài: 19006500      + Tư vấn qua Zalo: Số điện thoại zalo Luật sư: 0931191033     + Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi tới địa chỉ Email: lienhe@luattoanquoc.com      Xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách.       Trân trọng ./.   
 
Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178