• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Những quy định mới của Bộ luật hình sự Việt Nam về tội rửa tiền không chỉ bảo đảm sự thống nhất chung của hệ thống pháp luật....hành vi rửa tiền là...

  • Nhận diện hành vi rửa tiền như thế nào?
  • hành vi rửa tiền
  • Pháp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

HÀNH VI RỬA TIỀN 

Câu hỏi của bạn:      Thưa Luật sư, hiện nay tôi có một vấn đề muốn nhờ Luật sư tư vấn như sau:      Vừa rồi tôi có đọc báo và thấy rất nhiều vụ việc liện quan tới hành vi rửa tiền. Tôi xin hỏi Luật sư, cách nhận biết hành vi rửa tiền cũng như mức phạt đối với hành vi này như thế nào?      Rất mong được luật sư tư vấn, xin cảm ơn Luật sư!

Câu trả lời của Luật sư:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về hành vi rửa tiền, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về hành vi rửa tiền như sau:

Căn cứ pháp lý:

1. Thế nào là hành vi rửa tiền?

     Rửa tiền (money laundering) là hiện tượng phổ biến trong điều kiện kinh tế thị trường. Trong khi nền kinh tế các quốc gia ngày càng phụ thuộc lẫn nhau và các loại tội phạm xuyên quốc gia xuất hiện ngày càng phức tạp, cho nên cộng đồng quốc tế đã có nhiều hiệp uớc Quốc tế về phòng, chống tội phạm. Điển hình là công ước Quốc tế về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia (Công ước Palermo năm 2000) đã khuyến nghị các quốc gia tham gia Công ước cần hình sự hoá các hành vi có tính chất “rửa tiền” là hành vi phạm tội.

     Hiện nay, các cơ quan phòng chống rửa tiền (PCRT) quốc tế phân các quốc gia thành 3 nhóm: Các quốc gia có rủi ro về PCRT và gây bất ổn cho hệ thống tài chính; Các quốc gia có sự thiếu hụt nghiêm trọng về cơ chế chống rửa tiền hoặc thực hiện đúng kế hoạch đã cam kết; Và các nước có sự thiếu hụt về cơ chế chống rửa tiền nhưng có các cam kết cấp Chính phủ trong việc thực hiện kế hoạch hành động, phải chịu sự giám sát liên tục của các cơ quan về PCRT.

     Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định Tội rửa tiền tại Điều 324 với những sửa đổi, bổ sung về chủ thể, về các dấu hiệu xác định hành vi phạm tội (mặt khách quan của tội phạm), các tình tiết định khung hình phạt và mức hình phạt. 

2. Cách thức hoạt động hành vi rửa tiền

     Tội phạm rửa tiền có đặc điểm giống nhau trên toàn cầu. Để rửa tiền, cần đến việc sử dụng dịch vụ tài chính; và hành vi rửa tiền được thực hiện trong trường hợp một người tham gia vào một thỏa thuận (tức là bằng cách cung cấp dịch vụ hoặc sản phẩm) và thỏa thuận đó liên quan đến tiền thu được từ tội phạm. Những thỏa thuận này bao gồm nhiều nghiệp vụ, ví dụ: quản lý ngân hàng, ủy thác và đầu tư.

     Theo truyền thống, rửa tiền được mô tả là một quá trình diễn ra trong ba giai đoạn riêng biệt.

  • Địa điểm (Placement), ở giai đoạn này các quỹ có nguồn gốc tội phạm được giới thiệu trong hệ thống tài chính.
  • Rửa tiền (Layering), giai đoạn trong đó tiền được rửa sạch. Quyền sở hữu và nguồn tiền bẩn được ngụy trang.
  • Hội nhập (Integration), giai đoạn cuối cùng tại đó tài sản được rửa sạch, được đưa lại dưới vỏ bọc tiền sạch vào nền kinh tế hợp pháp.

3. Hậu quả từ hành vi rửa tiền

     Vấn nạn rửa tiền đang gây ra những tác hại khôn lường đối với kinh tế, xã hội và an ninh của mỗi quốc gia, cụ thể:

  • Một là, phá vỡ sự ổn định, tiềm ẩn nhiều hậu quả nghiêm trọng cho cả nền kinh tế.

     Hoạt động rửa tiền khiến cho nền kinh tế sụp đổ một cách có hệ thống vì sự thiếu minh bạch trong môi trường cạnh tranh quốc gia và quốc tế, gây ra biến động giá cả khó lường, gia tăng hành vi trốn thuế... 

  • Hai là, gây bất ổn thị trường tài chính – tiền tệ. 

     Với việc gây ra sự lưu chuyển các luồng tiền trong thế giới ngầm, từ đó dẫn đến những đột biến trong cầu tiền tệ và bất ổn định lãi suất và tỷ giá hối đoái, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam khi quan hệ thương mại với nước ngoài phụ thuộc vào ngoại tệ. Tình trạng này sẽ làm mất đi hiệu lực của chính sách tiền tệ trong nước, dẫn đến việc điều hành kinh tế vĩ mô trở nên khó khăn thậm chí là lệch lạc.

  • Ba là, tác động tiêu cực đến xu hướng đầu tư với rủi ro cao, làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế. 

     Tiền từ các hoạt động rửa tiền sẽ không được sử dụng để đầu tư vào các lĩnh vực phục vụ cho phát triển kinh tế, các lĩnh vực kinh doanh đem lại nhiều giá trị gia tăng, mà chỉ được đầu tư vào các tài sản mang tính chất che đậy như góp vốn vào các công ty bình phong hoặc mua các loại hàng hóa xa xỉ… Các giao dịch ngầm từ hoạt động này làm suy giảm hiệu quả kinh tế của các giao dịch hợp pháp, gây mất lòng tin đối với thị trường.

  • Bốn là, hệ thống tổ chức tài chính, thậm chí có thể bị thao túng bởi các băng nhóm tội phạm.

     Việc rửa tiền cho phép tổ chức tội phạm tích lũy nguồn lực để sau đó mở rộng quy mô phạm tội, thậm chí trở thành nguồn tài trợ cho hoạt động khủng bố, hoặc giúp trốn tránh các biện pháp trừng phạt quốc tế. Vì vậy, hoạt động rửa tiền là tình trạng nghiêm trọng, kìm hãm sự phát triển, tạo ra nhiều mối đe dọa tới kinh tế - xã hội và an ninh toàn cầu.

4. Hình phạt đối với hành vi rửa tiền

     Theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về tội rửa tiền như sau: 

Điều 324. Tội rửa tiền

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào giao dịch tài chính, ngân hàng hoặc giao dịch khác nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có;

b) Sử dụng tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có vào việc tiến hành các hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động khác;

c) Che giấu thông tin về nguồn gốc, bản chất thực sự, vị trí, quá trình di chuyển hoặc quyền sở hữu đối với tiền, tài sản do mình phạm tội mà có hoặc biết hay có cơ sở để biết là do người khác phạm tội mà có hoặc cản trở việc xác minh các thông tin đó;

d) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản này đối với tiền, tài sản biết là có được từ việc chuyển dịch, chuyển nhượng, chuyển đổi tiền, tài sản do người khác thực hiện hành vi phạm tội mà có. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm: a) Có tổ chức; b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Có tính chất chuyên nghiệp;

đ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

e) Tiền, tài sản phạm tội trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

g) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

h) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 15 năm:

a) Tiền, tài sản phạm tội trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an toàn hệ thống tài chính, tiền tệ quốc gia.

4. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

  • Đối với cá nhân:

     Mức hình phạt khởi điểm (thấp nhất)  là từ 1 năm tù và mức hình phạt tối đa (cao nhất)  là 15  năm tù. Bộ luật hình sự chỉ quy định 01 loại hình phạt chính đối với Tội rửa tiền đó là hình phạt tù có thời hạn, thể hiện đường lối xử lý nghiêm khắc đối với loại tội phạm này. Ngoài ra, tội danh này còn quy định về hình phạt bổ sung như phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

     Mức hình phạt khởi điểm tại khoản 2 Điều 324 BLHS năm 2015 là từ 05 năm tù đến 10 năm tù; khoản 3 là từ 10 năm đến 15 năm tù.

  • Đối với pháp nhân thương mại:

     Lần đầu tiên Bộ luật hình sự Việt Nam truy cứu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại, do đó ngoài hình phạt tiền, thì hình phạt chính và hình phạt bổ sung quy định tại khoản 6 Điều 324 BLHS năm 2015 đối với pháp nhân thương mại phạm tội này đều là những hình phạt mới. Cụ thể hình phạt chính gồm phạt tiền, đình chỉ hoạt động có thời hạn, đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; hình phạt bổ sung gồm: Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định, cấm huy động vốn và phạt tiền (khi không áp dụng là hình phạt chính).

     KẾT LUẬN: Những quy định mới của Bộ luật hình sự Việt Nam về tội rửa tiền không chỉ bảo đảm sự thống nhất chung của hệ thống pháp luật mà còn nhằm thực thi các cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên, bảo đảm công bằng giữa pháp nhân thương mại Việt Nam ở nước ngoài và pháp nhân nước ngoài tại Việt Nam.

5. Tình huống tham khảo:

     Tôi xin được phép hỏi việc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội rửa tiền có thể được tiến hành đồng thời với việc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm nguồn hay không?

     Tôi mong nhận được câu trả lời từ Luật sư. Tôi xin cảm ơn Luật sư

     Câu trả lời: 

     Trước hết, tội phạm nguồn là tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự và tài sản có được từ tội phạm đó trở thành đối tượng của tội rửa tiền (ví dụ: Tội giết người; Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; Tội mua bán người; Tội mua bán người dưới 16 tuổi; Tội cướp tài sản; Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; Tội trộm cắp tài sản...). Hành vi phạm tội nguồn có thể do công dân Việt Nam, pháp nhân thương mại Việt Nam, người không quốc tịch thường trú tại Việt Nam thực hiện trong hoặc ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cũng được coi là tội phạm nguồn đối với hành vi phạm tội thực hiện ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, do công dân nước ngoài, pháp nhân thương mại nước ngoài thực hiện mà theo quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam, pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ sở tại quy định là tội phạm.

     Việc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội rửa tiền có thể được tiến hành đồng thời với việc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm nguồn và không loại trừ việc truy cứu trách nhiệm hình sự tội phạm nguồn nếu có đầy đủ căn cứ buộc tội. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn có thể tham khảo các dịch vụ sau của luật Toàn Quốc:

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về hành vi rửa tiền:

Tư vấn qua điện thoại: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về quy trình khởi tố vụ án hình sự, xử phạt hành chính, hoặc các vấn đề khác liên quan mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cư thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về địa  chỉ: lienhe@luattoanquoc.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

Tư vấn trực tiếp: Nếu bạn sắp xếp được công việc và thời gian bạn có thể đến trực tiếp Công ty Luật Toàn Quốc để được tư vấn. Lưu ý trước khi đến bạn nên gửi câu hỏi, tài liệu kèm theo và gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn trước để Luật Toàn Quốc sắp xếp Luật Sư tư vấn cho bạn, khi đi bạn nhớ mang theo hồ sơ.

Dịch vụ thực tế: Luật Toàn Quốc cung cấp dịch vụ pháp lý về bào chữa cho tộirửa tiền, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại như: thu thập chứng cứsoạn thảo đơn tố cáo, đơn khiếu nại, khởi kiện, đơn bãi nại, đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại; đại diện tham gia cùng tại các buổi làm việc với cơ quan công an, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tại phiên tòa xét xử…

Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Nguyễn Phương

 

 

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178