• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Pháp nhân thương mại phạm tội có thể bị phạt hình phạt chính bao gồm: phạt tiền, đình chỉ hoạt động có thời hạn, đình chỉ hoạt động vĩnh viễn...

  • Hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội theo pháp luật hiện hành
  • Pháp nhân thương mại phạm tội
  • Pháp luật hình sự
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI PHẠM TỘI

Câu hỏi của bạn: 

Chào luật sư tôi đang có thắc mắc về các hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội. Rất mong được luật sư tư vấn, xin cảm ơn Luật sư!

Câu trả lời của Luật sư:

Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về pháp nhân thương mại phạm tội, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về pháp nhân thương mại phạm tội
như sau:

Căn cứ pháp lý:

1. Hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội quy định như thế nào?

     Theo Điều 74 Bộ luật dân sự năm 2015, pháp nhân là tổ chức được thành lập hợp pháp, có cơ cấu tổ chức nhất định, có tài sản riêng độc lập với cá nhân và pháp nhân khác, tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình. Theo đó, Điều 75 BLDS năm 2015 quy định pháp nhân thương mại là:

Điều 75. Pháp nhân thương mại

1. Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên.

2. Pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác.

3. Việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thương mại được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật doanh nghiệp và quy định khác của pháp luật có liên quan.

     Bộ luật hình sự năm 2015 chỉ quy định trách nhiệm hình sự đối với số ít pháp nhân là các pháp nhân thương mại và cũng chỉ truy cứu trách nhiệm hình sự khi pháp nhân thương mại phạm một số tội được quy định trong Bộ luật hình sự. Theo đó, Điều 76 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại như sau: 

Điều 76. Phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại

Pháp nhân thương mại phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm quy định tại một trong các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 200, 203, 209, 210, 211, 213, 216, 217, 225, 226, 227, 232, 234, 235, 237, 238, 239, 242, 243, 244, 245, 246, 300 và 324 của Bộ luật này.

     Như vậy hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội là việc một pháp nhân thương mại chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi của mình.

2. Hệ thống hình phạt áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội

     Cùng với các chế định khác có liên quan đến trách nhiệm hình sự, Bộ luật hình sự năm 2015 quy định hệ thống hình phạt đối với pháp nhân thương mại gồm các loại hình phạt chính và hình phạt bổ sung. Cụ thể, Điều 33 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định: hình phạt chính bao gồm: phạt tiền, đình chỉ hoạt động có thời hạn, đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; hình phạt bổ sung bao gồm: cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định, cấm huy động vốn, phạt tiền - khi không áp dụng là hình phạt chính. Đối với mỗi tội phạm, pháp nhân thương mại phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.

2.1 Các loại hình phạt chính

     Hình phạt chính là Hình phạt được áp dụng cho mỗi tội phạm mà không phụ thuộc vào hình phạt khác (hình phạt bổ sung) trong hệ thống hình phạt. Theo đó, pháp nhân thương mại phạm tội có thể chịu các hình phạt chính như sau:
  • Thứ nhất, phạt tiền:

     Phạt tiền là hình phạt, buộc pháp nhân thương mại phải nộp một khoản tiền nhất định xung công quỹ nhà nước được quy định tại Điều 77 Bộ luật hình sự Việt Nam như sau:

Điều 77. Phạt tiền

1. Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung đối với pháp nhân thương mại phạm tội.

2. Mức tiền phạt được quyết định căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm và có xét đến tình hình tài chính của pháp nhân thương mại phạm tội, sự biến động của giá cả nhưng không được thấp hơn 50.000.000 đồng.

     Hình phạt tiền là loại hình phạt phổ biến nhất đối với pháp nhân thương mại. Hình phạt tiền đối với pháp nhân thương mại vừa là hình phạt chính, vừa là hình phạt bổ sung khi hình phạt tiền không áp dụng là hình phạt chính. Mức phạt tiền thấp nhất không được dưới 50 triệu đồng và không giới hạn mức cao nhất nhưng các loại tội phạm cụ thể thì mức phạt tiền có giới hạn nhất định.

     - Điều kiện áp dụng:
     + Căn cứ theo tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm được đánh giá qua: hậu quả đã gây ra, mức thu lợi bất chính, mức độ ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế v.v..
     + Căn cứ tình hình tài chính của pháp nhân thông qua: thu nhập của doanh nghiệp, lợi nhuận hàng năm, nguồn vốn sử dụng trong hoạt động kinh doanh, tiền lương phải trả cho người lao động… Đồng thời, có tính đến sự biến động của giá cả trong thời gian nhất định.

  • Thứ hai, đình chỉ hoạt động có thời hạn:

     Đình chỉ hoạt động có thời hạn là hình phạt chính, buộc pháp nhân thương mại phải tạm dừng hoạt động trong một hoặc một số lĩnh vực với một khoảng thời gian theo luật định. Điều 78 Bộ luật hình sự quy định: 

Điều 78. Đình chỉ hoạt động có thời hạn

1. Đình chỉ hoạt động có thời hạn là tạm dừng hoạt động của pháp nhân thương mại trong một hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe con người, môi trường hoặc an ninh, trật tự, an toàn xã hội và hậu quả gây ra có khả năng khắc phục trên thực tế.

2. Thời hạn đình chỉ hoạt động từ 06 tháng đến 03 năm.

     - Điều kiện áp dụng:
     + Trường hợp pháp nhân hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực, có thể bị đình chỉ hoạt động có thời hạn trong một số lĩnh vực nhất định. 

     + Hành vi phạm tội đã gây ra hậu quả thiệt hại cho xã hội mà có khả năng khắc phục trên thực tế. Đây là những vi phạm mà pháp nhân có thể khắc phục hậu quả đã gây ra và có khả năng ngăn ngừa hậu quả xảy ra trong tương lai, với điều kiện thực tế cho phép. 

  • Thứ ba, đình chỉ hoạt động vĩnh viễn:

    Điều 79 Bộ luật hình sự Việt Nam quy định về việc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn như sau:

Điều 79. Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn

1. Đình chỉ hoạt động vĩnh viễn là chấm dứt hoạt động của pháp nhân thương mại trong một hoặc một số lĩnh vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra.

2. Pháp nhân thương mại được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm thì bị đình chỉ vĩnh viễn toàn bộ hoạt động.

     - Điều kiện áp dụng:
     + Khi pháp nhân hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực thì có thể bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn trong một số lĩnh vực mà pháp nhân thương mại phạm tội gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người, gây sự cố môi trường hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra.

     + Pháp nhân thương mại thành lập chỉ để thực hiện tội phạm. Ví dụ thành lập pháp nhân để tài trợ khủng bố (Điều 300 BLHS); thành lập pháp nhân chỉ để mua bán hoá đơn VAT nhằm trốn thuế (Điều 200) v.v..

2.2. Hình phạt bổ sung

    Hình phạt bổ sung là hình phạt được áp dụng kèm theo hình phạt chính và bổ sung cho hình phạt chính. Nếu người bị kết án không bị áp dụng hình phạt chính thì tòa án không được áp dụng hình phạt bổ sung đối với họ. Theo Bộ luật Hình sự hiện hành, pháp nhân thương mại phạm tội có thể phải chịu những hình phạt bổ sung như sau:
  • Thứ nhất, cấm kinh doanh cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định:

Điều 80. Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định

1. Cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định được áp dụng khi xét thấy nếu để pháp nhân thương mại bị kết án tiếp tục kinh doanh hoặc hoạt động trong lĩnh vực đó, thì có thể gây nguy hại cho tính mạng, sức khỏe của con người hoặc cho xã hội.

2. Tòa án quyết định lĩnh vực cụ thể bị cấm kinh doanh hoặc cấm hoạt động.

3. Thời hạn cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định là từ 01 năm đến 03 năm, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.

  • Thứ hai, cấm huy động vốn:

    Đây là hình phạt bổ sung được áp dụng với pháp nhân thương mại quy định theo Điều 81 Bộ luật hình sự Việt Nam 2015 sửa đổi, bổ sung 2017:

Điều 81. Cấm huy động vốn

1. Cấm huy động vốn được áp dụng khi xét thấy nếu để pháp nhân thương mại bị kết án huy động vốn thì có nguy cơ tiếp tục phạm tội.

2. Các hình thức cấm huy động vốn bao gồm:

a) Cấm vay vốn ngân hàng, tổ chức tín dụng hoặc các quỹ đầu tư ;

b) Cấm phát hành, chào bán chứng khoán;

c) Cấm huy động vốn khách hàng;

d) Cấm liên doanh, liên kết trong và ngoài nước;

đ) Cấm hình thành quỹ tín thác bất động sản.

3. Tòa án quyết định áp dụng một hoặc một số hình thức cấm huy động vốn quy định tại khoản 2 Điều này.

4. Thời hạn cấm huy động vốn là từ 01 năm đến 03 năm, kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật.

     Các hình phạt bổ sung nêu trên được áp dụng trong những trường hợp pháp nhân thương mại phạm tội liên quan đến việc huy động vốn, vay vốn của các tổ chức tín dụng, liên quan đến phát hành, chào bán chứng khoán hoặc nhằm ngăn ngừa các pháp nhân thương mại có nguồn tài chính tiếp tục phạm tội. Quỹ tín thác bất động sản là kênh huy động vốn mới bắt đầu phát triển ở Việt Nam. Quỹ tín thác là trường hợp huy động vốn đầu tư từ nhà đầu tư vào các dự án bất động sản với tỉ lệ vốn ít hay nhiều đều có thể được chấp nhận. Nhà đầu tư hưởng lợi nhuận theo tỉ lệ góp vốn trong dự án bất động sản. Đây là một trong các hình thức huy động vốn của pháp nhân thương mại có thể thực hiện, nếu pháp nhân thương mại phạm tội thì có thể bị toà án tuyên cấm huy động vốn theo hình thức này

     Kết luận: Như vậy pháp nhân thương mại phạm tội có thể bị phạt hình phạt chính bao gồm: phạt tiền, đình chỉ hoạt động có thời hạn, đình chỉ hoạt động vĩnh viễn; hình phạt bổ sung bao gồm: cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định, cấm huy động vốn, phạt tiền - khi không áp dụng là hình phạt chính

3. Câu hỏi tình huống:

     Xin chào luật sư! Tôi muốn hỏi Pháp nhân thương mại phạm tội buôn lậu thì bị xử phạt như thế nào? Rất mong luật sư tư vấn. Tôi xin cảm ơn

     Theo quy định điều 188, Bộ luật hình sự Việt Nam quy định hình phạt đối với pháp nhân phạm tội buôn lậu như sau:

Điều 188. Tội buôn lậu

6. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng; hàng hóa trị giá dưới 200.000.000 đồng nhưng là di vật, cổ vật; hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, h và i khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng; c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.

000 đồng;

d) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, thì bị phạt tiền từ 7.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

đ) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

e) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

     Như vậy, pháp nhân buôn lậu thì bị phạt thấp nhất là 300 triệu đồng và cao nhất có thể đến 15 tỉ đồng

Dịch vụ hỗ trợ khách hàng về pháp nhân thương mại phạm tội:

Tư vấn qua điện thoại về pháp nhân thương mại phạm tội: Đây là hình thức tư vấn được nhiều khách hàng sử dụng nhất, vì bạn có thể đặt thêm các câu hỏi về mức độ, quy trình khởi tố vụ án hình sự, xử phạt hành chính, hoặc các vấn đề khác liên quan mà bạn còn chưa rõ. Chỉ sau một vài câu hỏi của Luật Sư, vấn đề của bạn sẽ được giải quyết; bạn có thể gọi cho Luật Toàn Quốc vào bất cư thời gian nào chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn cho bạn.

Tư vấn qua Email về pháp nhân thương mại phạm tội: Bạn có thể gửi Email câu hỏi về địa chỉ: lienhe@luattoanquoc.com chúng tôi sẽ biên tập và trả lời qua Email cho bạn. Tuy nhiên việc trả lời qua Email sẽ mất nhiều thời gian và không thể diễn tả được hết ý của câu hỏi vì vậy bạn nên gọi cho Luật Toàn Quốc để được tư vấn tốt nhất.

Tư vấn trực tiếp về pháp nhân thương mại phạm tội: Nếu bạn sắp xếp được công việc và thời gian bạn có thể đến trực tiếp Công ty Luật Toàn Quốc để được tư vấn. Lưu ý trước khi đến bạn nên gửi câu hỏi, tài liệu kèm theo và gọi điện đặt lịch hẹn tư vấn trước để Luật Toàn Quốc sắp xếp Luật Sư tư vấn cho bạn, khi đi bạn nhớ mang theo hồ sơ.

Dịch vụ thực tế về hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm tội: Luật Toàn Quốc cung cấp dịch vụ pháp lý về bào chữa cho pháp nhân thương mại phạm tôi, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại do pháp nhân thương mại phạm tôi như: thu thập chứng cứ; soạn thảo đơn tố cáo, đơn khiếu nại, khởi kiện, đơn bãi nại, đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại; đại diện tham gia cùng tại các buổi làm việc với cơ quan công an, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tại phiên tòa xét xử…

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Nguyễn Phương

 

 

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178