• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất...xác minh lại nguồn gốc của thửa đất tranh chấp...các bước hướng dẫn thực hiện giải quyết tranh chấp

  • Giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất là tài sản ông bà để lại
  • Giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất
  • Pháp Luật Đất Đai
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP VỀ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT LÀ TÀI SẢN ÔNG BÀ ĐỂ LẠI

Câu hỏi của bạn:

     Dạ cho tôi hỏi và tư vấn dùm tôi

     Trước kia ông cố có mảnh đất 1400m. Năm 1983 có bán cho ông Nguyễn Văn A, 1 cây vàng 4 chỉ. Ông Nguyễn văn A đưa trước 1 cây con thiếu lại 4 chỉ trong 1 thời gian dài khá lâu nhưng ông Nguyễn Văn A không trả hết số tiền trên. Năm 1983 ông cố tôi có đi kiện và ra tòa. Khi tòa xử đã nói với ông Nguyễn Văn A trả 10 năm lúa thốc và tiền thay đổi. Và yêu cầu ông Nguyễn Văn A đưa thêm 6 chỉ nửa và lấy mảnh đất. Nhưng ông A k chịu và đòi đưa 4 chỉ. Tòa có hỏi lại nếu đưa lại cho ông 1 cây vàng người ta lấy lại mảnh đất thì sao. Ông A không chịu tòa xử vậy và tòa đập bàn giải tán. Năm 1995 ông cố tôi chết và tới năm 2000 bên phía ông A không thấy nói gì, và mảnh đất ông A ở phần trên và phần dưới, Bà cố tôi có bán lại cho Mẹ tôi 1 cây (có giấy tờ và địa phương xác nhân). Tới bây giờ 2015 khi tôi lớn lên và có chồng mẹ tôi có cho tôi mảnh đất để cất nhà sau thời gian tôi cất nhà không có ai ngăn cản gì hết. Và tới năm 2017 bên ông Nguyễn Văn A đâm đơn kiện và lấy lại toàn bộ số đất của mẹ tôi và tôi

     Xin hỏi luật sư vậy sau này ra tòa và tòa sẽ xử ra sao.

     Tôi xin cảm ơn

Câu trả lời của luật sư:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi qua địa chỉ Email: [email protected]. Với câu hỏi của bạn về giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất là tài sản ông bà để lại, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn:

     Căn cứ vào những thông tin mà bạn cung cấp, chúng tôi tạm thời nhận định vấn đề của bạn hiện tại sẽ gồm các sự kiện pháp lý sau cần được làm rõ:

  • Thời điểm mua bán đất giữa mẹ bạn và bà bạn “có giấy tờ và địa phương xác nhân” là gồm những loại giấy tờ gì, địa phương ở đây là cấp hành chính nào xác nhận. Tại thời điểm đó đất mua bán đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay chưa?
  • Việc mua bán của bạn và mẹ bạn được tiến hành có theo trình tự quy định của pháp luật đất đai tại thời điểm đó hay không? và hiện tại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thửa đất tranh chấp đó được cấp chưa? mang tên ai?
  • Bên ông Nguyễn Văn A khởi kiện gia đình bạn, cụ thể là chỉ đích danh ai là bị đơn trong vụ kiện? Tòa đã giải quyết tới bước nào trong quy trình tố tụng dân sự?

     1. Những vấn đề pháp lý khi giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất là tài sản ông bà để lại trong trường hợp của bạn.

     Thứ nhất, để có thể xem xét được hướng giải quyết của tòa là như thế nào thì cần phải xét tới nguồn gốc của thửa đất mà bạn đang bị kiện, bị đòi quyền sử dụng.

     Theo thông tin bạn cung cấp: “và mảnh đất ông A ở phần trên và phần dưới, Bà cố tôi có bán lại cho Mẹ tôi 1 cây (có giấy tờ và địa phương xác nhân)” chúng tôi chưa thể xác nhận phần diện tích được mua bán này liệu có phải là diện tích trong tổng số 1400m2 mà ông cố bạn và bên ông Nguyễn Văn A đã có tranh chấp, được Tòa án xét xử vào năm 1983 hay không bởi bạn không cung cấp rõ ràng. Và thông tin cũng rất quan trọng là tòa “đập bàn giải tán”, nhưng sau đó tòa có cung cấp cho các bên bất cứ một văn bản nào mang tính tố tụng như: đình chỉ vụ án, tạm đình chỉ vụ án, bản án, quyết định…của tòa hay không?. Vì đây là căn cứ để xác định quyền sử dụng đất của các bên như thế nào.

  • Trường hợp 1: Hiện tại, theo diễn biến sự việc của gia đình bạn, chúng tôi tạm nhận định nhiều khả năng phần diện tích đất mà hiện tại bà bạn bán cho mẹ bạn là một phần của diện tích 1400m2 ông cố bạn đã bán cho ông Nguyễn Văn A nhưng chưa được giải quyết tranh chấp về tiền mua bán đất. Tuy nhiên, thời điểm năm 2000 khi bà bạn bán đất đó cho mẹ bạn thì theo quy định của luật đất đai 1993, sửa đổi bổ sung năm 1998 việc mua bán này phải có sự chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã và đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì mới có thể tiến hành chuyển nhượng được. Nếu tính tới thời điểm mua bán đó, mẹ bạn và bà bạn đã ký kết hợp đồng có chứng thực của ủy ban nhân dân xã, đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên bà của bạn; thực hiện sang tên quyền sử dụng đất cho mẹ bạn theo đúng quy định pháp luật thì phần diện tích đất tại thời điểm mẹ bạn được nhận chuyển quyền sử dụng đất là hoàn toàn hợp pháp. Lúc đó, mẹ bạn chính thức là người có quyền đối với thửa đất nhận chuyển nhượng.
  • Trường hợp 2: Nếu như quá trình chuyển nhượng giữa mẹ bạn và bà bạn không đúng theo quy trình của pháp luật (điều kiện chuyển nhượng và trình tự chuyển nhượng) thì lúc này cần phải xem xét tới giấy tờ pháp lý của bên có quyền sử dụng đối với thửa đất đó như thế nào.

     Thứ hai, xem xét tính pháp lý của hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa mẹ bạn và bạn

  • Trường hợp việc chuyển nhượng giữa bà bạn và mẹ bạn là hợp pháp theo quy định pháp luật thì bạn nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ mẹ bạn theo đúng trình tự, thủ tục => bạn là người sử dụng hợp pháp theo quy định pháp luật. Việc bên ông Nguyễn Văn A khởi kiện bạn phải có chứng cứ chứng minh bạn vi phạm
  • Trường hợp việc nhận chuyển nhượng giữa bạn với mẹ bạn không đúng quy định pháp luật (do điều kiện về thửa đất chuyển nhượng không đúng quyền sử dụng của mẹ bạn hoặc trình tự, thủ tục chuyển quyền sử dụng đất không đúng quy định pháp luật thì bạn nhận chuyển quyền sử dụng đất từ mẹ bạn là chưa hợp pháp. Do đó, bên ông Nguyễn Văn A nếu có căn cứ để chứng minh quyền sử dụng thửa đất đó thuộc về ông A thì ông A hoàn toàn có quyền khởi kiện yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền lợi cho ông A. Trường hợp này, bạn phải có các căn cứ pháp lý khác (giấy tờ, biên lai đóng thuế hàng năm..) chứng minh quyền sử dụng hợp pháp của mình đối với thửa đất đó.

     Tạm kết: Bạn muốn suy đoán được các khả năng có thể phát sinh khi tòa án giải quyết vụ việc của gia đình bạn thì trước hết, như chúng tôi tư vấn, bạn cần phải xác minh nguồn gốc thửa đất mà mình đang sử dụng để xem có chính xác đó là thửa đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của gia đình mình không?. Từ đó mới có thể có căn cứ để chứng minh việc khởi kiện yêu cầu đòi lại thửa đất của ông A đối với gia đình bạn là đúng hay sai, nên giải quyết như thế nào thì hợp lý nhất. [caption id="attachment_38788" align="aligncenter" width="270"]Giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất Giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất[/caption]

     2. Tư vấn định hướng giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất là tài sản ông bà để lại trong trường hợp của bạn như sau

     Trường hợp: việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của bạn là không hợp pháp, hiện nay, bạn không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa đất đang bị tranh chấp (do điều kiện chuyển nhượng, quy trình chuyển nhượng không đúng pháp luật)

     Vậy thì lúc này, cần xem lại nguồn gốc của thửa đất và ông A có những giấy tờ nào chứng minh quyền sử dụng đất đối với thửa đất đó rồi. Vì các thông tin này bạn chưa cung cấp đầy đủ, nên rất khó để chúng tôi tư vấn chi tiết cách giải quyết được. Vì vậy, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn một cách tổng quát nhất: Nếu như cả hai bên đều chưa có quyền sử dụng hợp pháp đối với thửa đất này thì cần phải xem xét tới dữ liệu lưu tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về thửa đất tranh chấp, thực trạng sử dụng thửa đất đó như thế nào, có phải đóng thuế sử dụng đất hàng năm hay không?. Lúc này, các bên sẽ phải cung cấp cho tòa hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền các chứng cứ để chứng minh quyền sử dụng đối với thửa đất đó để được xem xét, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

     Trường hợp: phía bạn đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa đất đó, hoặc có chứng cứ chứng minh việc hình thành quyền sử dụng thửa đất này là hợp pháp.

     Nếu vậy thì khi giải quyết tại tòa án nhân dân, bạn có thể yêu cầu tòa kiểm tra tính xác thực của các chứng cứ mà bên bạn và bên ông A cung cấp cho tòa. Từ các căn cứ đó tòa sẽ ra phán quyết phân xử cuối cùng cho trường hợp của bạn.

     => Tình huống phát sinh trên thực tế có thể còn có nhiều hơn những gì chúng tôi suy đoán dựa vào thông tin bạn cung cấp, tuy nhiên, cơ bản bạn vẫn phải thực hiện kiểm tra, giải quyết theo các bước sau:

  • Bước 1: Kiểm tra lại tính pháp lý của thửa đất (theo hướng dẫn của chúng tôi ở trên)
  • Bước 2: Kiểm tra lại xem bên khởi kiện đang khởi kiện về vấn đề gì? (đòi lại đất; cơ quan cấp sai đối tượng; hay gia đình bạn lấn chiếm quyền sử dụng.. =>Từ đó kiểm tra lại xem giấy tờ pháp lý mà bạn có chứng minh quyền sử dụng của mình đối với thửa đất đang có tranh chấp.
  • Bước 3: Tùy thuộc vào các điều kiện cụ thể, với các tình tiết phát sinh cụ thể tại quá trình xét xử để yêu cầu tòa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bạn.

     Một số bài viết cùng chuyên mục:

     Giải quyết tranh chấp khi chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất

     Giải quyết tranh chấp đất đai chưa có sổ đỏ như thế nào?

Liên hệ Luật sư tư vấn về: Giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất là tài sản ông bà để lại

Nếu bạn đang gặp vướng mắc về giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất là tài sản ông bà để lại mà không thể tự mình giải quyết được, thì bạn hãy gọi cho Luật Sư. Luật Sư luôn sẵn sàng đồng hành, chia sẻ, giúp đỡ, hỗ trợ tư vấn cho bạn về giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất là tài sản ông bà để lại. Bạn có thể liên hệ với Luật Sư theo những cách sau.

  •   Luật sư tư vấn miễn phí qua tổng đài: 19006500      
  •  Tư vấn qua Zalo: Số điện thoại zalo Luật sư: 0931191033
  •  Tư vấn qua Email: Gửi câu hỏi tới địa chỉ Email: [email protected]

Liên kết tham khảo:

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178