Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất khi không có di chúc
11:33 03/04/2019
Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất khi không có di chúc, ta phải xác định được những người thừa kế theo pháp luật, sau đó...

Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất khi không có di chúc
Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất
Pháp Luật Đất Đai
19006500
Tác giả:
- Đánh giá bài viết
TRANH CHẤP THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
Câu hỏi của bạn về tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất:
Xin chào Ban tư vấn công ty Luật Toàn Quốc. Chúc công ty ngày càng phát triển mạnh mẽ và giúp đỡ nhiều hơn nữa cho những người dân chưa thực sự am hiểu về Pháp luật. Tôi có một vấn đề muốn được Luật toàn quốc tư vấn giúp.
Ông bà nội tôi có 7 người con gồm 6 con trai và 1 con gái. Ông bà có mảnh đất thổ cư diện tích gần 400 mét vuông sử dụng ổn định từ trước năm 1975, sau này khi các con của ông bà xây dựng gia đình và ra ở riêng thì mảnh đất ông bà sử dụng để ở, đến năm 1998 ông qua đời còn lại bà sinh sống trên mảnh đất đó.
Đến năm 2009 không hiểu vì lý do gì mà vợ chồng người con trai thứ bảy chuyển được quyền sử dụng đất từ tên của bà nội tôi sang tên của vợ chồng chú ấy mà không có di chúc hay công chứng có xác nhận của các thành viên trong gia đình.
Tôi xin được hỏi việc thực hiện như thế có đúng luật không ạ? Việc phát sinh tranh chấp mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình thì có thể giải quyết được hay không.
Xin kính nhờ ban tư vấn của công ty tư vấn giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn.
Câu trả lời của Luật sư về tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất:
Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về vấn đề tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, chúng tôi xin đưa ra ý kiến tư vấn về vấn đề tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất như sau:
1. Cơ sở pháp lý về tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất:
2. Nội dung tư vấn về vấn đề tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất:
Theo quy định của pháp luật hiện hành, có hai hình thức thừa kế là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.
Theo thông tin bạn cung cấp, ông bạn mất không để lại di chúc, và bà bạn chưa mất. Vì thế, trường hợp thừa kế di sản của ông bạn là thừa kế theo pháp luật. Di sản đang tranh chấp là đất ở (cách gọi khác là tranh chấp về quyền sử dụng đất). Đối với di sản là quyền sử dụng đất, luật có những yêu cầu khắt khe hơn để đảm bảo sự quản lý đất đai của nhà nước.
2.1 Xác định người thừa kế theo pháp luật
Thừa kế theo pháp luật được quy định:
- Là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định;
- Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau;
- Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Theo khoản 1 điều 651 bộ luật dân sự 2015, hàng thừa kế thứ nhất bao gồm:
Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
Như vậy, vào thời điểm ông bạn mất, người thừa kế bao gồm: vợ ông bạn và con đẻ của ông bạn (7 người con). Theo đó, 8 người thừa kế đều có quyền đối với mảnh đất trên. Do đó, nếu không có sự đồng ý của 7 người thừa kế còn lại, chú bạn hay vợ chồng chú bạn không thể được đứng tên sổ đỏ mảnh đất đó.
[caption id="attachment_154591" align="aligncenter" width="450"] Tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất[/caption]
2.2 Khởi kiện tranh chấp đất đai
2.2.1 Về thời hiệu khởi kiện
Điều 623 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
“Điều 623. Thời hiệu thừa kế Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó."
Theo thông tin bạn cung cấp, ông mất năm 1998, tính đến 2019 là 21 năm. Do vậy, vẫn còn thời hiệu khởi kiện yêu cầu phân chia di sản thừa kế. Trong trường hợp này, một trong các người con có quyền khởi kiện tại Tòa án để yêu cầu phân chia di sản thừa kế.
2.2.2 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp
Theo Khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp bất động sản như sau:
Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
…
c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.
Như vậy, thẩm quyền giải quyết tranh chấp là tòa án nhân dân cấp huyện nơi có đất.
2.2.3 Thủ tục khởi kiện phân chia di sản thừa kế
Căn cứ quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì thủ tục khởi kiện theo các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, hồ sơ khởi kiện bao gồm:
- Đơn khởi kiện (theo mẫu)
- Các giấy tờ về quan hệ giữa người khởi kiện và người để lại tài sản: Giấy khai sinh, Chứng minh thư nhân dân, để xác định diện và hàng thừa kế.
- Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế;
- Bản kê khai di sản;
- Các giấy tờ, tài liệu chứng minh sở hữu của người để lại di sản và nguồn gốc di sản của người để lại di sản;
- Các giấy tờ khác: Biên bản giải quyết trong họ tộc, biên bản giải quyết tại UBND xã, phường, thị trấn (nếu có), tờ khai từ chối nhận di sản (nếu có)
Bước 2: Gửi đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền ( trường hợp này là Tòa án nhân dân cấp Huyện)
Bước 3: Sau khi nhận đơn khởi kiện, hồ sơ khởi kiện, Tòa án tiến hành thụ lý vụ án. Sau đó, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải, nếu hòa giải không thành, sẽ tiến hành xét xử.
Bài viết tham khảo:
- Thủ tục phân chia di sản thừa kế là đất đai theo quy định của pháp luật;
- Tranh chấp thừa kế về đất đai của cha để lại;
Để được tư vấn chi tiết về tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật : 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: [email protected]. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.
Chuyên viên: Quỳnh Dinh