Giải quyết tranh chấp đất đai là di sản thừa kế
13:48 03/07/2019
giải quyết tranh chấp là di sản thừa kế...tranh chấp đất đai là di sản thừa kế....Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất đang tranh chấp...hòa giải tranh chấp

Giải quyết tranh chấp đất đai là di sản thừa kế
Giải quyết tranh chấp đất đai là di sản thừa kế
Pháp Luật Đất Đai
19006500
Tác giả:
- Đánh giá bài viết
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI LÀ DI SẢN THỪA KẾ
Câu hỏi của bạn:
Gia đình tôi có một mảnh đất do ông bà để lại. Bà nội tôi chia cho tất cả trong gia đình chia bằng miệng, bên cô chú tôi đã xây dựng trên phần đất đã chia, còn phần đất của ba tôi thì mỗi lần ba tôi muốn rào lại thì bị cản trở không cho ba tôi làm, nói rõ là phần đất cô chú tôi đã xây dựng ba tôi không nói gì , bởi ba tôi nghĩ là trong gia đình nên ba tôi không nói, đến khi ba tôi rào phần đất của mình thì bị cô chú tôi ra làm khó không cho ba tôi làm. cho tôi hỏi bây giờ ba tôi phải làm như thế nào cho đúng luật, tất cả phần đất đều chưa có sổ đỏ. |
Câu trả lời của Luật sư:
Căn cứ pháp lý:
- Luật Đất đai 2013
- Bộ luật Dân sự 2015
Nội dung tư vấn:
Tranh chấp đất đai là di sản thừa kế
Khoản 24 Điều 3 Luật đất đai 2013 quy định:
Điều 168 Luật đất đai quy định về thời điểm thực hiện các quyền của người sử dụng đất, trong đó Khoản 1 có quy định như sau:
“1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận. Đối với trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được thực hiện quyền sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất; trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.”
Như vậy, trong trường hợp của gia đình bạn, nếu mảnh đất của ông bà bạn sử dụng trước đó chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì ba bạn và cô chú của bạn vẫn có thể được nhận thừa kế mảnh đất đó.
Việc bà nội bạn chia mảnh đất đó cho tất cả thành viên trong gia đình có thể coi là lập di chúc miệng để lại tài sản của mình sau khi mất nếu đáp ứng được các điều kiện có hiệu lực của di chúc được quy định tại Điều 652 BLDS 2015:
“1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
- a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;
- b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.
- Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
- Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
- Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
- Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.”
Trường hơp 1: Di chúc miệng là không hợp pháp;
Như vậy theo quy định tại Khoản 4 Điều luật này, khi bà nội bạn để lại di chúc miệng, những người làm chứng không ghi chép lại, ký tên, điểm chỉ và di chúc không được công chứng, chứng thực trong thời hạn 5 ngày kể từ thời điểm bà nội bạn để lại di chúc thì di chúc đó bị coi là vô hiệu.
Trong trường hợp này ba bạn có thể làm đơn gửi lên Tòa án để yêu cầu giải quyết về việc phân chia di sản thừa kế. Lúc này mảnh đất bà nội bạn để lại sẽ được phân chia theo pháp luật.
Trường hợp 2: Di chúc miệng là hợp pháp;
Nếu di chúc miệng là hợp pháp khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại các Điều khoản nêu trên thì để tôn trọng di ngôn của người đã mất, các thành viên trong gia đình phải thực hiên đúng nội dung, sự phân chia tài sản, tỉ lệ phân chia của mảnh đất đó. Xảy ra tranh chấp giữa ba bạn và cô chú bạn thì mọi người có thể tự hòa giải.
- Hòa giải thành: phải tuân theo điểm b, Khoản 2, Điều 167, Luật Đất đai 2013: “Trường hợp nhóm người sử dụng đất mà quyền sử dụng đất phân chia được theo phần cho từng thành viên trong nhóm, nếu từng thành viên trong nhóm muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định, làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo định của Luật này.” Như vậy, ba bạn, cô chú bạn phải làm thủ tục tách thửa theo tỉ lệ phân chia trong di chúc, làm thủ tục Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho từng thửa của mình.
- Hòa giải không thành: thì ba bạn có thể gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có mảnh đất đang tranh chấp để được giải quyết theo quy định tại Điều 202, Luật Đất đai 2013.
Luật Toàn Quốc hy vọng là những gì chúng tôi tư vấn nêu trên sẽ giúp cho quý khách có thêm những kiến thức tốt nhất về lĩnh lực vực pháp luật. Còn bất cứ vướng mắc gì quý khách vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn luật đất đai miễn phí 24/7: 19006500 để gặp luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected] Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được ý kiến đóng góp của mọi người dân trên cả nước để chúng tôi ngày càng trở lên chuyên nghiệp hơn.
Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn sự đồng hành của quý khách..
Trân trọng./.
Liên kết tham khảo: