• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Để đòi lại quyền sử dụng đất như trong câu hỏi của bạn thì cần phải chia thành các trường hợp: Quyền sử dụng đất thuộc sở hữu chung của bố và mẹ bạn;...

  • Đòi lại quyền sử dụng đất năm 2019 như thế nào
  • Đòi lại quyền sử dụng đất
  • Pháp Luật Đất Đai
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

ĐÒI LẠI QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT

Câu hỏi của bạn về đòi lại quyền sử dụng đất: 

     Chào Luật sư, Luật sư cho tôi hỏi: Nhà tôi có bà bác dâu không biết bằng cách gì đã khiến bố đẻ tôi sang tên quyền sử dụng đất mấy năm nay trong khi con cái không biết gì mãi gần đây do kinh tế khó khăn anh em định bán nhà mua nơi khác rẻ hơn thì mới biết là quyền sử dụng đất không phải bố tôi nữa. Bố tôi bị suy thận tuần phải chạy thận 2 lần mấy năm nay rồi đầu óc không được tỉnh táo nữa. Bà bác mang sổ đi thế chấp ngân hàng vay 500triệu. Sắp tới hạn trả mà không có tiền, bà ý bị vỡ nợ, khả năng là tịch thu nhà anh em ra đường mất mong có cách hay một giải pháp gì đấy để mình có thể lấy lại căn nhà. Xin cảm ơn.

Câu trả lời về đòi lại quyền sử dụng đất:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về đòi lại quyền sử dụng đất, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về đòi lại quyền sử dụng đất, như sau:

1. Cơ sở pháp lý về đòi lại quyền sử dụng đất

2. Nội dung tư vấn về đòi lại quyền sử dụng đất

     Do câu hỏi của bạn không rõ ràng về việc quyền sử dụng đất thuộc sở hữu của những ai và mẹ bạn còn sống hay đã mất cho nên trong bài viết này tôi xin đưa ra các trường hợp như sau:

2.1. Quyền sử dụng đất thuộc sở hữu riêng của bố bạn

     Căn cứ Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai năm 2013 quy định về điều kiện thực hiện các quyền của người sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

  • Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật Đất đai năm 2013;
  • Đất không có tranh chấp;
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
  • Trong thời hạn sử dụng đất.

     Như vậy, trong trường hợp quyền sử dụng đất thuộc sở hữu riêng của bố bạn và khi sang tên quyền sử dụng đất cho chị dâu bạn thõa mãn các điều kiện nêu trên thì việc sang tên của bố bạn hoàn toàn đúng quy định pháp luật. Vì vậy, trong trường hợp này không đòi lại được quyền sử dụng đất.

2.2. Quyền sử dụng đất thuộc sở hữu chung của bố và mẹ bạn

Trường hợp 1: Mẹ bạn đang còn sống khi bố bạn sang tên quyền sử dụng đất cho chị dâu bạn 

     Căn cứ Khoản 2 Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014  và Điều 13 Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hôn nhân và gia đình thì việc sang tên quyền sử dụng đất của bố bạn phải có sự đồng ý bằng văn bản của mẹ bạn.

Khả năng 1: Mẹ bạn không biết và không có văn bản đồng ý về việc sang tên quyền sử dụng đất của bố bạn.

     Trong trường hợp này việc sang tên quyền sử dụng đất của bố bạn vi phạm quy định về quyền định đoạt tài sản chung giữa vợ và chồng. Mẹ bạn có thể thực hiện việc khởi kiện hành chính về việc sang tên quyền sử dụng đất của Văn phòng đăng ký đất đai trái quy định pháp luật hoặc khởi kiện dân sự về việc xác định ai là người có quyền sử dụng đất.

Khả năng 2: Mẹ bạn biết và có văn bản đồng ý về việc sang tên quyền sử dụng đất của bố bạn.

     Trong trường hợp này thì việc sang tên quyền sử dụng đất của bố bạn là hợp pháp và không thể đòi lại được quyền sử dụng đất từ chị dâu bạn.

Trường hợp 2: Mẹ bạn đã mất khi bố bạn sang tên quyền sử dụng đất cho chị dâu bạn 

Khả năng 1:  Người được nhận thừa kế phần đất sở hữu của mẹ bạn chỉ có bố bạn

     Trong trường hợp này giống trường hợp quyền sử dụng đất thuộc của riêng bố bạn. Vì vậy, trong trường hợp này không đòi lại được quyền sử dụng đất.

Khả năng 2: Người được nhận thừa kế phần sở hữu của mẹ bạn còn có các thành viên khác ngoài bố bạn 

     Trong trường hợp này sẽ được xác định là quyền sử dụng đất là tải sản chung theo phần. Căn cứ Khoản 1 Điều 218 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:           

"Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình."

     Như vậy, Bố bạn chỉ có quyền định đoạt phần diện tích đất thuộc sở hữu của bộ bạn, còn các phần khác bố bạn không được tự định đoạt. Vì vậy, Trong trường hợp này việc sang tên quyền sử dụng đất của bố bạn vi phạm quy định về quyền định đoạt tài sản chung theo phần. Các thành viên có phần sở hữu đất có thể thực hiện việc khởi kiện hành chính về việc sang tên quyền sử dụng đất của Văn phòng đăng ký đất đai/UBND trái quy định pháp luật hoặc khởi kiện dân sự về việc xác định ai là người có quyền sử dụng đất. Cũng cần phải lưu ý về thời hiệu khởi kiện các quyết định hành chính hoặc khởi kiện vụ án dân sự để tránh trường hợp bị hết thời hiệu, quá thời hiệu, mất quyền khởi kiện. [caption id="attachment_143728" align="aligncenter" width="450"]Đòi lại quyền sử dụng đất                               Đòi lại quyền sử dụng đất[/caption]

2.3. Quyền sử dụng đất là tài sản chung của hộ gia đình 

     Trong trường hợp quyền sử dụng đất là tài sản chung của Hộ gia đình thì căn cứ Khoản 2 Điều 212 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:

     

     "Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.    

     Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 213 của Bộ luật này.”

     Như vậy, việc bố bạn sang tên cho chị dâu bạn phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên trong Hộ gia đình. Trong trường hợp này, bố bạn đã tự ý sang tên cho chị dâu bạn mà không có sự thỏa thuận nào giữa các thành viên là vi phạm quy định của pháp luật về quyền định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình. Các thành viên trong gia đình bạn có thể thực hiện việc khởi kiện hành chính về việc sang tên quyền sử dụng đất của Văn phòng đăng ký đất đai trái quy định pháp luật hoặc khởi kiện dân sự về việc xác định ai là người có quyền sử dụng đất.

     Kết luận: Để đòi lại quyền sử dụng đất như trong câu hỏi của bạn thì cần phải chia thành các trường hợp: Quyền sử dụng đất thuộc sở hữu chung của bố và mẹ bạn; Quyền sử dụng đất thuộc sở hữu chung của bố và mẹ bạn; Quyền sử dụng đất là tài sản chung của hộ gia đình. Việc có đòi lại quyền sử dụng đất được hay không còn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Nếu trường hợp của bạn có thể đòi lại được thì có thể thực hiện việc khởi kiện hành chính về việc sang tên quyền sử dụng đất của Văn phòng đăng ký đất đai trái quy định pháp luật hoặc khởi kiện dân sự về việc xác định ai là người có quyền sử dụng đất.

     Bạn có thể tham khảo bài viết sau:

     Để được tư vấn chi tiết về đòi lại quyền sử dụng đất quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật đất đai 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./. Chuyên viên Hợp

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178