• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Có nợ xấu ở ngân hàng có đi XKLĐ sang Nhật Bản được không? Những điều kiện cụ thể để người lao động Việt Nam được đi xuất khẩu lao động sang Nhật Bản.

  • Có nợ xấu ở ngân hàng có đi XKLĐ sang Nhật Bản được không?
  • Nợ xấu ở ngân hàng có đi XKLĐ sang Nhật Bản được không?
  • Pháp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

NỢ XẤU Ở NGÂN HÀNG CÓ ĐI XKLĐ SANG NHẬT BẢN ĐƯỢC KHÔNG

Tình huống thực tế về nợ xấu ở ngân hàng có đi XKLĐ sang Nhật Bản được không?

     Chào Luật sư, tôi có một khoản nợ xấu thẻ tín dụng của ngân hàng X, và hiện tại bây giờ tôi đang muốn đi xuất khẩu lao động sang Nhật Bản, thì liệu tôi có thể làm thủ tục hồ sơ để đi được không? Do khi làm thủ tục thì tốn thời gian và tiền bạc nên tôi muốn nhờ luật sư giải đáp giúp trước khi tôi làm thủ tục. Xin chân thành cảm ơn Luật sư.

1. Nợ xấu ngân hàng là gì?

     Nợ xấu được hiểu là các khoản nợ khó đòi khi đến thời hạn phải thanh toán được quy định tại hợp đồng vay, hợp đồng tín dụng mà người vay không thể trả nợ. Cụ thể, nếu thời gian quá hạn thanh toán trên 90 ngày thì bị coi là nợ xấu.

2. Điều kiện để người lao động được đi xuất khẩu lao động sang Nhật Bản

     Tại Điều 44 Luật người Việt Nam lao động ở nước ngoài theo hợp đồng lao động quy định như sau:

Điều 44. Điều kiện của người lao động do doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đưa đi làm việc ở nước ngoài

1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

2. Tự nguyện đi làm việc ở nước ngoài.

3. Đủ sức khỏe theo quy định của pháp luật Việt Nam và yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động.

4. Đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, chuyên môn, trình độ, kỹ năng nghề và các điều kiện khác theo yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động.

5. Có giấy chứng nhận hoàn thành khóa học giáo dục định hướng.

6. Không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam.

     Như vậy, để được đi xuất khẩu lao động sang Nhật Bản bạn cần đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định ở trên. Nếu bạn không đáp ứng đủ các điều kiện ở trên chẳng hạn như không đủ sức khỏe, không biết tiếng Nhật hoặc thuộc trường hợp không được xuất cảnh thì bạn sẽ không đủ điều kiện để nộp hồ sơ đi xuất khẩu lao động.

     Trên thực tế, ngoài các điều kiện trên khi muốn đi xuất khẩu lao động sang Nhật Bản bạn cần phải thi đỗ các đơn hàng và đáp ứng thêm một số điều kiện khác. Chẳng hạn như điều kiện về độ tuổi, tùy vào từng đơn hàng khác nhau mà nhà tuyển dụng Nhật Bản sẽ yêu cầu lấy độ tuổi khác nhau, đối với một số ngành nghề nhà tuyển dụng còn yêu cầu điều kiện về ngoại hình, yêu cầu về kinh nghiệm....

    Do đó ngoài việc phải quan tâm đến quy định của pháp luật bạn cần phải quan tâm xem điều kiện của nhà tuyển dụng theo đơn hàng là gì để tránh mất thời gian và tiền bạc. Ngoài ra, bạn cần phải trang bị đầy đủ những kiến thức về phong tục tập quán, văn hóa, các quy tắc ứng xử, quy định pháp luật và cách thức sinh hoạt hàng ngày của người Nhật để có thể hòa nhập với cộng đồng và hoàn thành tốt công việc. NỢ XẤU NGÂN HÀNG CÓ ĐƯỢC XKLĐ SANG NHẬT BẢN KHÔNG

3. Nợ xấu ở ngân hàng có đi XKLĐ sang Nhật Bản được không?

     Hiện nay có rất nhiều người lao động muốn được đi xuất khẩu lao động sang Nhật Bản vì đây là một thị trường tiềm năng và đem lại nguồn thu nhập ổn định. Tuy nhiên, nhiều người lao động có nhiều thắc mắc về việc khi có nợ xấu ngân hàng có đi xuất khẩu lao động sang Nhật Bản được không? Để xác định được vấn đề này người lao động cần quan tâm đến các điều kiện để đi xuất khẩu lao động, đặc biệt cần quan tâm đến điều kiện về không thuộc các trường hợp cấm xuất cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam. 

     Vấn đề nhập cảnh, xuất cảnh của công dân Việt Nam là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong quá trình quản lý công dân rời khỏi lãnh thổ đất nước, và từ nước khác trở về. Dù là xuất cảnh hay nhập cảnh công dân Việt Nam vẫn phải tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật. Nói về vấn đề xuất cảnh, trên thực tế có rất nhiều trường hợp công dân xuất cảnh để tránh các nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện, gây ảnh hưởng đến lợi ích của cá nhân, tổ chức. Do đó khi công dân thuộc vào các trường hợp xuất cảnh gây ảnh hưởng lợi ích đó thì cơ quan có thẩm quyền có quyền hạn chế quyền xuất cảnh.

     Tại Điều 36 Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam quy định:

Điều 36. Các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh

1. Bị can, bị cáo; người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.

2. Người được hoãn chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo trong thời gian thử thách, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian chấp hành án theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.

3. Người có nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân và việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án.

4. Người phải thi hành án dân sự, người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án.

5. Người nộp thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

6. Người đang bị cưỡng chế, người đại diện cho tổ chức đang bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.

7. Người bị thanh tra, kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó vi phạm đặc biệt nghiêm trọng và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.

8. Người đang bị dịch bệnh nguy hiểm lây lan, truyền nhiễm và xét thấy cần ngăn chặn ngay, không để dịch bệnh lây lan, truyền nhiễm ra cộng đồng, trừ trường hợp được phía nước ngoài cho phép nhập cảnh.

9. Người mà cơ quan chức năng có căn cứ cho rằng việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.

     Như vậy, theo quy định của pháp luật nếu thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì công dân sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh. Tuy nhiên, việc tạm hoãn xuất cảnh chỉ xảy ra khi có quyết định của cá nhân, cơ quan có thẩm quyền, điều đó được hiểu là không phải cứ thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì sẽ tự động bị tạm hoãn xuất cảnh.

     Đối với trường hợp của bạn, nếu bạn đang có nợ xấu tại ngân hàng và ngân hàng đã thực hiện thủ tục khởi kiện bạn ra Tòa án để yêu cầu bạn thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì theo quy định tại khoản 3 nêu trên, cơ quan thi hành án dân sự có quyền ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với bạn để đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc thi hành án. Và ngược lại nếu ngân hàng chưa khởi kiện bạn ra Tòa án thì cũng sẽ chưa có căn cứ để áp dụng hình thức tạm hoãn xuất cảnh đối với bạn. NỢ XẤU NGÂN HÀNG CÓ ĐƯỢC XUẤT CẢNH KHÔNG

4. Câu hỏi thường gặp về nợ xấu ngân hàng có đi XKLĐ sang Nhật Bản được không?

Câu hỏi 1: Có khoản vay tín chấp có được xuất cảnh không?

     Trường hợp đang vay tín chấp tại ngân hàng không thuộc trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định

Câu hỏi 2: Đang nợ thuế có được đi du lịch nước ngoài không?

     Nếu nợ thuế và có quyết định cưỡng chế thuế sẽ thuộc trường hợp tạm hoãn xuất cảnh. Nếu chưa có quyết định cưỡng chế thì không thuộc trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh.

Câu hỏi 3: Vay ngân hàng thế chấp tài sản có được xuất cảnh không?

     Với khoản vay của bạn nếu bạn vẫn đang thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn và ngân hàng chưa khởi kiện bạn thì bạn vẫn có thể xuất cảnh được. Khi xuất cảnh ra nước ngoài bạn nên ủy quyền cho người nhà ở Việt Nam thay bạn trả nợ cho ngân hàng đầy đủ.

     Bài viết tham khảo:

     Để được tư vấn chi tiết về nợ xấu ở ngân hàng có đi XKLĐ sang Nhật Bản được khôngquý khách vui lòng liên hệ tới để được luật sư tư vấn Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

                                                                                                                    Chuyên viên: Nguyễn Ngọc

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178