• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Công ty không bắt buộc phải tham gia, thành lập công đoàn cơ sở. Việc tham gia và thành lập công đoàn là hoàn toàn tự nguyện

  • Có bắt buộc thành lập công đoàn ở doanh nghiệp không
  • Có bắt buộc thành lập công đoàn ở doanh nghiệp
  • Tư vấn luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Có bắt buộc thành lập công đoàn ở doanh nghiệp

Câu hỏi về có bắt buộc thành lập công đoàn ở doanh nghiệp

     Kính gửi anh chị.

     Hiện tại bên doanh nghiệp em 34 lao động đang làm việc, như vậy thì bên em có bắt buộc phải tham gia công đoàn không ạ.

     Cảm ơn anh chị !

Câu trả lời về có bắt buộc thành lập công đoàn ở doanh nghiệp

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc xin cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về có bắt buộc thành lập công đoàn ở doanh nghiệp, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về có bắt buộc thành lập công đoàn ở doanh nghiệp như sau:

1. Cơ sở pháp lý về có bắt buộc thành lập công đoàn ở doanh nghiệp

2. Nội dung tư vấn về có bắt buộc thành lập công đoàn ở doanh nghiệp

     Theo yêu cầu tư vấn của bạn, bạn mong muốn chúng tôi tư vấn về việc thành lập công đoàn ở doanh nghiệp có phải là bắt buộc hay không. Cụ thể ở đây, công ty bạn đang có 34 người lao động, và bạn đang thắc mắc trong trường hợp này, công ty bạn có phải tham gia công đoàn hay không. Đối với yêu cầu này, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

2.1. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động công đoàn

      Điều 6 Luật Công đoàn 2012 có quy định như sau:

"1. Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ.

2. Công đoàn được tổ chức và hoạt động theo Điều lệ Công đoàn Việt Nam, phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước."

     Đồng thời, theo điểm c khoản 1 điều 5 của Bộ luật Lao động 2012 quy định về quyền tham gia tổ chức công đoàn thì:

“Thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại với người sử dụng lao động, thực hiện quy chế dân chủ và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;”

     Như vậy, căn cứ vào các quy định trên, có thể thấy, việc tham gia công đoàn là hoàn toàn tự nguyện, là quyền lợi của người lao động cũng như của người sử dụng lao động. Trong trường hợp của bạn, việc doanh nghiệp bạn có muốn thành lập công đoàn cơ sở ở công ty hay không hoàn toàn phụ thuộc vào mong muốn, cũng như ý chí tự nguyện của người lao động trong công ty bạn. Theo quy định pháp luật, công đoàn được thành lập tại doanh nghiệp có tư cách pháp nhân khi có ít nhất 5 đoàn viên công đoàn hoặc 5 người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam. Việc tham gia, thành lập công đoàn cơ sở là không bắt buộc. [caption id="attachment_145704" align="aligncenter" width="415"]Có bắt buộc thành lập công đoàn ở doanh nghiệp Có bắt buộc thành lập công đoàn ở doanh nghiệp[/caption]

2.2. Quyền của đoàn viên Công đoàn

     Thực tiễn hoạt động cho thấy, công đoàn đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người lao động. Vai trò ấy đã được ghi nhận trong khoản 1 điều 188 Bộ luật Lao động 2012:

“Công đoàn cơ sở thực hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động; tham gia, thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể, thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động, quy chế dân chủ ở doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; tham gia, hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động; đối thoại, hợp tác với người sử dụng lao động xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.”

     Với vai trò quan trọng trên, khi tham gia công đoàn, người lao động sẽ được hưởng rất nhiều quyền lợi theo quy định tại điều 18 Luật Công đoàn 2012:

"1. Yêu cầu Công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm.

2. Được thông tin, thảo luận, đề xuất và biểu quyết công việc của Công đoàn; được thông tin về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến Công đoàn, người lao động; quy định của Công đoàn.

3. Ứng cử, đề cử, bầu cử cơ quan lãnh đạo công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam; chất vấn cán bộ lãnh đạo công đoàn; kiến nghị xử lý kỷ luật cán bộ công đoàn có sai phạm.

4. Được Công đoàn tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí pháp luật về lao động, công đoàn.

5. Được Công đoàn hướng dẫn giúp đỡ tìm việc làm, học nghề; thăm hỏi, giúp đỡ lúc ốm đau hoặc khi gặp hoàn cảnh khó khăn.

6. Tham gia hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch do Công đoàn tổ chức.

7. Đề xuất với Công đoàn kiến nghị cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật đối với người lao động."

     Như vậy, khi tham gia vào công đoàn, người lao động sẽ nhận được rất nhiều lợi ích thiết thực liên quan đến quyền lợi bản thân khi tham gia vào quan hệ lao động. Đối với doanh nghiệp, việc tổ chức thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp góp phần hài hòa hóa mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động, cũng như có nhiều thuận lợi hơn trong các hoạt động của doanh nghiệp cần lấy ý kiến của người lao động.

     Kết luận: Công ty bạn không bắt buộc phải tham gia, thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp. Trong trường hợp trong công ty đang có 5 đoàn viên công đoàn đang làm việc, hoặc có ít nhất 5 người lao động có nhu cầu muốn tham gia vào công đoàn Việt Nam, công ty bạn hoàn toàn có quyền được thành lập công đoàn để bảo vệ lợi ích chính đáng của người lao động trong công ty.

     Tham khảo thêm bài viết:

     Để được tư vấn chi tiết về Có bắt buộc thành lập công đoàn ở doanh nghiệp, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Ngọc Linh    

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178