Chuyển nhượng quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình
09:45 24/06/2019
Chuyển nhượng quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình.. Điều 108 BLDS 2005 quy định về tài sản chung của hộ gia đình “Tài sản chung của hộ gia đình bao gồm..
- Chuyển nhượng quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình
- Chuyển nhượng quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình
- Pháp Luật Đất Đai
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CẤP CHO HỘ GIA ĐÌNH
Câu hỏi của bạn:
Trên Giấy chứng nhận QSDĐ của gia đình tôi ghi là cấp cho “hộ gia đình”. Vậy tôi xin hỏi khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất cấp cho hộ gia đình thì có phải tất cả các thành viên trong hộ gia đình tôi đều phải ký vào hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ hay không?
có một thành viên trong hộ gia đình không thể có mặt thì có thể ủy quyền cho người khác ký thay được không?
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc.Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Luật Đất đai 2013
- Bộ luật dân sự 2005
Nội dung tư vấn:
Luật đất đai quy định như sau:
Điều 108 BLDS 2005 quy định về tài sản chung của hộ gia đình “Tài sản chung của hộ gia đình gồm QSDĐ, quyền sử dụng rừng, rừng trồng của hộ gia đình, tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên hoặc được tặng cho chung, được thừa kế chung và các tài sản khác mà các thành viên thỏa thuận là tài sản chung của hộ”. Điều 109 BLDS 2005 quy định về việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của hộ gia đình “Các thành viên của hộ gia đình chiêm hữu và sử dụng tài sản chung của hộ theo phương thức thỏa thuận. Việc định đoạt tài sản là tư liệu sản xuất, tài sản chung có giá trị lớn của hộ gia đình phải được các thành viên từ đủ 15 tuổi trở lên đồng ý; đối với các loại tài sản chung khác phải được đa số thành viên từ đủ 15 tuổi trở lên đồng ý”.
Hiện nay, các tổ chức công chứng, các văn phòng đăng ký nhà đất đều căn cứ vào sổ hộ khẩu của hộ gia đình tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận QSDĐ; căn cứ theo quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng đề xác định những thành viên có quyền chuyển nhượng QSDĐ đó.
Trong trường hợp có đủ căn cứ chứng minh tài sản không phải là tài sản chung của hộ gia đình, mà là tài sản riêng của cá nhân, như: quyết định cấp cho cá nhân đó, hợp đồng tặng cho riêng cá nhân đó, văn bản thể hiện cá nhân được thừa kế riêng... thì chỉ cá nhân đó có quyền định đoạt tài sản và các thành viên khác trong hộ gia đình không tham gia việc định đoạt tài sản đó. Hoặc đó là tài sản chung của hộ gia đình nhưng theo sổ hộ khẩu thì tại thời điểm có tài sản, thành viên không có trong sổ hộ khẩu hoặc đã chuyển đi thì thành viên đó không tham gia việc định đoạt tài sản chung hộ gia đình.
Như vậy, trong trường hợp của gia đình ông, các thành viên từ đủ 15 tuổi trở lên có tên trong sổ hộ khẩu tại thời điểm được cấp Giấy chứng nhận QSDĐ, đều phải ký vào họp đồng chuyển nhượng QSDĐ. Thực tế tại các văn phòng công chứng và đăng ký QSDĐ, họ còn yêu cầu đối với các thành viên khác trong hộ gia đình chưa đủ 15 tuổi phải có người giám hộ hoặc đại diện ký thay.
Trường hợp thành viên trong hộ vắng mặt có thể ủy quyền cho người khác ký thay, khi thực hiện các thủ tục chuyển nhượng bạn phải xuất trình văn bản ủy quyền đó với cơ quan công chứng và đăng ký QSDĐ.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc gì bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật đất đai miễn phí 24/7: 19006500 hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected] để gặp luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được ý kiến đóng của mọi người dân để chúng tôi ngày một hoàn thiện mình hơn.
Xin chân thành cảm sự đồng hành của quý khách.
Trân trọng./.
Liên kết tham khảo: