Chuyển nhượng đất nông nghiệp có được không?
10:34 24/06/2019
Chuyển nhượng đất nông nghiệp... Điều 179 Luật Đất đai 2013 quy định "Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao trong hạn ...
- Chuyển nhượng đất nông nghiệp có được không?
- Chuyển nhượng đất nông nghiệp
- Pháp Luật Đất Đai
- 19006500
- Tác giả:
- Đánh giá bài viết
Chuyển nhượng đất nông nghiệp
Câu hỏi của bạn:
Hiện nay gia đình tôi có 560 m2 đất nông nghiệp, nay tôi muốn nhượng 200 m2 cho người khác.
Khi ký hợp đồng chuyển nhượng 200 m2 đất xong, cán bộ xã nói đất của tôi là đất nông nghiệp nên không được phép chuyển nhượng. Tôi xin hỏi giải thích của cán bộ xã có đúng không
Câu trả lời của Luật sư:
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Phòng tư vấn luật qua email- Luật Toàn quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý:
- Luật Đất đai 2013
- Bộ luật dân sự 2005
Nội dung tư vấn:
Theo quy định pháp luật hiện hành, quyền chuyển nhượng QSDĐ phụ thuộc vào căn cứ xác lập QSDĐ chứ không căn cứ vào mục đích sử dụng đất (đất nông nghiệp hay đất phi nông nghiệp,...). Như trường hợp của ông, thì phải xem trong Giấy chứng nhận QSDĐ, 200 m2 mà ông chuyển nhượng được xác lập theo hình thức nào thì mới có thể trả lời được đất đó có quyền chuyển nhượng QSDĐ hay không.
Khoản 1 Điều 179 Luật Đất đai 2013 quy định:
1. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao trong hạn mức; đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất; đất nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế thì có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật này;
b) Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng một xã, phường, thị trấn với hộ gia đình, cá nhân khác;
c) Chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;
d) Cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư tại Việt Nam thuê quyền sử dụng đất;
đ) Cá nhân sử dụng đất có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật. Hộ gia đình được Nhà nước giao đất, nếu trong hộ có thành viên chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó được để thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật. Trường hợp người được thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật này thì được nhận thừa kế quyền sử dụng đất; nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật này thì được hưởng giá trị của phần thừa kế đó;
e) Tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 174 của Luật này; tặng cho quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật này;
g) Thế chấp quyền sử dụng đất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tại tổ chức kinh tế khác hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật;
h) Góp vốn bằng quyền sử dụng đất với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài để hợp tác sản xuất, kinh doanh;
i) Trường hợp đất thuộc diện thu hồi để thực hiện dự án thì có quyền tự đầu tư trên đất hoặc cho chủ đầu tư dự án thuê quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất với chủ đầu tư dự án để thực hiện dự án theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, nếu QSDĐ 200 m2 nói trên của gia đình ông được xác lập dựa trên các căn cứ: được giao đất trong nông nghiệp trong hạn mức, được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, được Nhà nước công nhận QSDĐ; đất nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế, thì ông được quyền chuyển nhượng cho người khác.
Nếu gia đình ông được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm thì ông không có quyền chuyển nhượng QSDĐ mà chỉ có quyền bán tài sản thuộc sở hữu của mình gắn với đất thuê
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi. Nếu còn bất cứ vướng mắc gì bạn vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn luật đất đai miễn phí 24/7: 19006500 hoặc Gửi nội dung tư vấn qua email: [email protected] để gặp luật sư tư vấn trực tiếp và yêu cầu cung cấp dịch vụ. Chúng tôi mong rằng sẽ nhận được ý kiến đóng của mọi người dân để chúng tôi ngày một hoàn thiện mình hơn.
Xin chân thành cảm sự đồng hành của quý khách.
Trân trọng./.
Liên kết tham khảo: