• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Chế độ thai sản của người mang thai hộ và người nhờ mang thai hộ. 1. Chế độ thai sản của người mang thai hộ. Chế độ thai sản của người mang thai hộ được quy

  • Chế độ thai sản của người mang thai hộ và người nhờ mang thai hộ
  • Chế độ thai sản của người mang thai hộ
  • Pháp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Chế độ thai sản của người mang thai hộ

Câu hỏi của bạn

     Tôi đã có chồng và 02 con, bây giờ tôi muốn mang thai hộ chị gái mình thì chế độ thai sản của tôi và chị gái như thế nào ạ và tôi có vi phạm do sinh con thứ 03 không? Thủ tục hồ sơ thế nào để đúng pháp luật. Xin luật sư giải đáp giúp ạ.

Câu trả lời của luật sư:

     Chào bạn! Trước tiên, xin trân trọng cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn  đến phòng tư vấn pháp luật qua email – Luật Toàn Quốc. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý:

Nội dung tư vấn về chế độ thai sản của người mang thai hộ

     Người lao động khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại điều 31 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 mới được hưởng các chế độ của chế độ thai sản theo quy định. Trường hợp của bạn, bạn và chị gái của bạn phải đáp ứng đủ các điều kiện để hưởng chế độ thai sản thì bạn và chị gái của bạn mới được hưởng chế độ của người mang thai hộ và người nhờ mang thai hộ

     1. Chế độ thai sản của người mang thai hộ

     Chế độ thai sản của người mang thai hộ được quy định tại điều 35 luật bảo hiểm xã hội năm 2014 bao gồm những chế độ sau:

     Thứ nhất: chế độ khám thai: Trong thời gian làm việc, lao động nữ được nghỉ để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày. Trong trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai. Thời gian nghỉ tính ngày làm việc không kể ngày nghỉ, ngày lễ, ngày tết.

     Thứ hai: Chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý: 

     Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:

  • 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;
  • 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;
  • 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;
  • 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

     Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu, phá thai bệnh lý tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

     Thứ ba: Chế độ khi sinh con: Lao động nữ mang thai hộ được hưởng chế độ khi sinh con cho đến khi giao đứa trẻ cho bà mẹ nhờ mang thai hộ nhưng không quá thời gian 06 tháng theo quy định của pháp luật bảo hiểm. Trong trường hợp kể từ ngày sinh đến thời điểm giao đứa trẻ mà thời gian hưởng chế độ thai sản chưa đủ 60 ngày thì người mang thai hộ vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi đủ 60 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

     Mức hưởng chế độ thai sản của lao động nữ bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Ngoài ra, người mang thai hộ cũng được hưởng trợ cấp một lần bằng 02 tháng tiền lương cơ sở. Mức lương cơ sở hiện nay là 1.300.000 đồng. [caption id="attachment_82827" align="aligncenter" width="450"]Chế độ thai sản của người mang thai hộ Chế độ thai sản của người mang thai hộ[/caption]

     2. Chế độ thai sản của người nhờ mang thai hộ

     Chế độ thai sản của người mẹ nhờ mang thai hộ được quy định tại điều 35 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014: "Người mẹ nhờ mang thai hộ được hưởng chế độ thai sản từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi." 

     Người mẹ nhờ mang thai hộ sẽ được hưởng những chế độ thai sản theo quy định của pháp luật kể từ thời điểm nhận con cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi. Trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản người mẹ nhờ mang thai hộ vẫn được hưởng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Nếu như người mẹ mang thai hộ không đủ điều kiện hưởng trợ cấp 01 lần thì người mẹ nhờ mang thai hộ sẽ được hưởng trợ cấp 01 lần bằng 02 tháng tiền lương cơ sở.

    3. Hồ sơ hưởng bảo hiểm thai sản

     Hồ sơ hưởng chế độ thai sản của lao động nữ nhờ mang thai hộ và lao động nữ mang thai hộ được quy định tại điều 9 Quyết định 636/QĐ-BHXH  bao gồm những giấy tờ sau:

  • Giấy khai sinh hoặc trích lục khai sinh hoặc giấy chứng sinh của con trừ trường hợp con chết mà chưa được cấp giấy chứng sinh;
  • Bản thỏa thuận về mang thai hộ vì Mục đích nhân đạo theo quy định của Điều 96 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, văn bản xác nhận thời Điểm giao đứa trẻ của bên nhờ mang thai hộ và bên mang thai hộ.
     Bạn và chị gái bạn nộp hồ sơ trực tiếp cho người sử dụng lao động nơi bạn và chị gái bạn đóng bảo hiểm xã hội.

     Ngoài ra, bạn có thể tham khảo một số bài viết sau:

 Để được tư vấn chi tiết về chế độ thai sản của người mang thai hộ, quý khách vui lòng liên hệ tới tổng đài tư vấn pháp luật bảo hiểm 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về Email: lienhe@luattoanquoc.com. Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.      Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178