• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh..

  • Chế độ thai sản khi thai chết lưu theo quy định
  • Chế độ thai sản khi thai chết lưu
  • Pháp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

Chế độ thai sản khi thai chết lưu

Câu hỏi của bạn về chế độ thai sản khi thai chết lưu:

     Cho em hỏi, em có bầu nhưng thai chết lưu ạ. Cho em hỏi em bị như vậy có được quyền lợi gì không ạ?

Câu trả lời của Luật sư về chế độ thai sản khi thai chết lưu:

   Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về chế độ thai sản khi thai chết lưu. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về chế độ thai sản khi thai chết lưu như sau:

1. Căn cứ pháp lý về chế độ thai sản khi thai chết lưu:

2. Nội dung tư vấn về chế độ thai sản khi thai chết lưu:

     Theo yêu cầu tư vấn của bạn, bạn cần chúng tôi hỗ trợ về chế độ thai sản khi thai chết lưu. Cụ thể, bạn có thai nhưng thai chết lưu, bạn muốn biết mình có được hưởng quyền lợi gì không? Trong trường hợp của bạn, chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn như sau:  

     Bạn chưa cung cấp đầy đủ thông tin về thời gian đóng bảo hiểm xã hội của bạn và thời gian bạn bị thai chết lưu vậy nên chúng tôi sẽ tư vấn một cách khái quát nhất giúp bạn. 

2.1. Điều kiện hưởng chế độ thai sản khi thai chết lưu

     Căn cứ theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 10 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản mà thai chết lưu như sau:

Điều 10. Thời gian hưởng chế độ thai sản 1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con theo quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội và được hướng dẫn cụ thể như sau: a) Trong thời gian lao động nữ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh mà thai chết lưu, nếu lao động nữ đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội thì ngoài chế độ thai sản đối với thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ quy định tại Điều 33 của Luật bảo hiểm xã hội tính từ thời điểm thai chết lưu. Ví dụ 15: Chị C liên tục tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được 3 năm, mang thai đến tháng thứ 8 thì nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, một tháng sau khi nghỉ việc thì thai bị chết lưu. Như vậy, chị C ngoài việc được hưởng chế độ thai sản cho đến khi thai chết lưu, còn được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền nhưng tối đa không quá 50 ngày tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. b) Trường hợp lao động nữ nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, sau khi sinh con mà con bị chết, nếu lao động nữ đủ điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật bảo hiểm xã hội thì ngoài chế độ thai sản đối với thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, lao động nữ được hưởng chế độ quy định tại khoản 3 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội. (...) 3. Trường hợp lao động nữ mang thai đôi trở lên mà khi sinh nếu có thai bị chết hoặc chết lưu thì chế độ thai sản được giải quyết đối với con còn sống. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con của lao động nữ được tính theo số con được sinh ra, bao gồm cả con bị chết hoặc chết lưu. Trường hợp tất cả các thai đều chết lưu thì thời gian được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được thực hiện theo quy định tại Điều 33 của Luật bảo hiểm xã hội đối với từng thai chết lưu, không tính trùng thời gian hưởng. Trường hợp tất cả các thai đều bị chết sau khi sinh thì thời gian được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 34 của Luật bảo hiểm xã hội, áp dụng đối với con chết sau cùng.

     Về nguyên tắc, trong trường hợp người lao động đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 31 của Luật Bảo hiểm xã hội thì ngoài chế độ thai sản đối với thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước khi sinh, lao động nữ sẽ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi thai chết lưu. Cụ thể, cần đáp ứng điều kiện đóng bảo hiểm xã hội đủ 06 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh con.

     Trong trường hợp của bạn nếu bạn đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 06 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh con (theo ngày dự sinh) thì bạn sẽ được hưởng chế độ đối với trường hợp thai chết lưu.

2.2. Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý

     Căn cứ theo quy định tại Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý như sau:

Điều 33. Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý

1. Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:

a) 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;

b) 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;

c) 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;

d) 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

     

     Trong trường hợp của bạn do bạn không nói rõ về thời gian thai kì của mình nên chúng tôi sẽ tư vấn trong tất cả trường hợp. Trường hợp thai của bạn dưới 5 tuần tuổi bạn sẽ được nghỉ 10 ngày; thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi bạn được nghỉ 20 ngày; thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi được nghỉ 40 ngày; thai từ 25 tuần tuổi trở lên nghỉ 50 ngày.

     Trường hợp bạn đang nghỉ thai sản mà thai bị chết lưu thì thời gian hưởng chế độ thai sản khi thai chết lưu tính từ thời điểm thai chết lưu.  [caption id="attachment_195370" align="aligncenter" width="591"] Chế độ thai sản khi thai chết lưu[/caption]

2.3. Mức hưởng chế độ thai sản khi thai chết lưu

     Theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về mức hưởng chế độ khi thai chết lưu:

Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản 1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau: a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội; b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày; c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày. 2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội. 3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về điều kiện, thời gian, mức hưởng của các đối tượng quy định tại Điều 24 và khoản 1 Điều 31 của Luật này.

     Như vậy, trong trường hợp bạn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi thai chết lưu thì bạn sẽ được hưởng mức hỗ trợ bằng 100% mức bình quân tiền lương hàng tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc. Bạn nghỉ bao nhiêu ngày sẽ được hưởng mức lương bằng 100% mức lương ngày làm việc bình thường của bạn.

2.4. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản

     Bên cạnh thời gian nghỉ việc theo chế độ thai sản bạn có thể được hưởng thêm chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản. Cụ thể, tại Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản như sau: 

 Điều 41. Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản

1. Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;

b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;

c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

3. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

  

     Trường hợp bạn kết thúc thời gian nghỉ chế độ thai chết lưu và đi làm, trong 30 ngày đầu làm việc mà sức khoẻ chưa phục hồi thì bạn sẽ được nghỉ dưỡng sức tối đa 05 ngày. Mức hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức một ngày bằng 30% mức lương cơ sở của bạn.

     Tóm lại, nếu bạn đóng bảo hiểm đủ 06 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh (thời gian dự sinh) thì bạn được hưởng chế độ thai sản khi thai chết lưu.

Bài viết tham khảo

     Để được tư vấn chi tiết về chế độ thai sản khi thai chết lưu, quý khách vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 để được tư vấn chi tiết hoặc gửi câu hỏi về  Email:lienhe@luattoanquoc.com . Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

     Luật Toàn Quốc  xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Hải Anh

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178