• Đoàn luật sư Thành phố Hà Nội
  • Công ty Luật TNHH Toàn Quốc
  • MST: 0108718004

Luật sư tư vấn gọi: 1900 6500

Dịch vụ tư vấn trực tiếp: 0918243004

Như vậy, khi bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với khách sạn thì bạn vẫn sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội. Tùy theo loại chế độ hưởng mà...

  • Chế độ Bảo hiểm xã hội khi chấm dứt hợp đồng lao động
  • chế độ bảo hiểm xã hội
  • Pháp luật lao động
  • 19006500
  • Tác giả:
  • Đánh giá bài viết

CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI

Câu hỏi của bạn về chế độ bảo hiểm xã hội: 

     Mô tả vụ việc: tôi đang làm việc tại một khách sạn được 07 tháng, tôi đã kí hợp đồng 01 năm. Bây giờ tôi muốn chấm dứt hợp đồng tại khách sạn, thì tôi có được hưởng chế độ và thanh toán bảo hiểm xã hội không?

Câu trả lời của Luật sư về chế độ bảo hiểm xã hội:

     Chào bạn, Luật Toàn Quốc cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về chế độ bảo hiểm xã hội, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về chế độ bảo hiểm xã hội như sau:

1. Căn cứ pháp lý về chế độ bảo hiểm xã hội:

2. Nội dung tư vấn về chế độ bảo hiểm xã hội:

Bảo hiểm xã hội chi trả cho các chế độ hưu trí, tử tuất, thai sản, ốm đau. Người lao động được hưởng các chế độ trên khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện pháp luật. Với yêu cầu và thông tin mà bạn cung cấp, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

2.1 Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động:

     Tại Điều 37, Bộ luật lao động năm 2012 quy định:

Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:

a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;

d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;

đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;

e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;

g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:

a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;

b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;

c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

     Trong trường hợp của bạn, hợp đồng lao động giữa bạn và khách sạn là hợp đồng lao động xác định thời hạn (01 năm), hiện bạn đã làm 07 tháng và muốn nghỉ việc là bạn đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Khi đó, để được coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật thì phải đáp ứng các điều kiện sau:

     Thứ nhất, bạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp sau:

     a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

     b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

     c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;

     d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;

     đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;

     e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;

     g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

     Thứ hai, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, bạn phải thực hiện nghĩa vụ báo trước cho người sử dụng lao động. Cụ thể, đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn của bạn thì bạn phải báo trước với khách sạn nơi bạn làm việc trước ít nhất 30 ngày (nếu không thuộc trường hợp bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng vì lý do quy định tại các điểm a,b,c,g trên đây).

     Nếu không đáp ứng đủ 02 điều kiện trên thì bạn đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

     Theo Điều 43, Bộ luật lao động năm 2012 quy định về nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.

Điều 43. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.

[caption id="attachment_170124" align="aligncenter" width="310"] chế độ bảo hiểm xã hội[/caption]

2.2 Chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH):

     Theo quy định của Luật việc làm năm 2013 thì có 03 chế độ bảo hiểm, bao gồm: Bảo hiểm xã hội bắt buộc; Bảo hiểm xã hội tự nguyện và Bảo hiểm hưu trí bổ sung. Dựa theo câu hỏi của bạn, chúng tôi xin hiểu bạn đang quan tâm đến chế độ Bảo hiểm xã hội bắt buộc.

     Theo quy định tại Khoản 1, Điều 4, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014:

Điều 4. Các chế độ bảo hiểm xã hội

1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:

a) Ốm đau;

b) Thai sản;

c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

d) Hưu trí;

đ) Tử tuất.

   Thứ nhất, chế độ ốm đau:

     Điều kiện để được hưởng chế độ này theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 bao gồm:

Điều 25. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau

1. Bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế. Trường hợp ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì không được hưởng chế độ ốm đau.

2. Phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

     Theo đó, để được hưởng BHXH chế độ ốm đau, bạn phải đủ 02 điều kiện sau:

     Một là, phải nghỉ việc vì lý do ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động (có xác nhận). Trường hợp bạn ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy theo danh mục do Chính phủ quy định thì sẽ không được hưởng.

     Hai là, bạn phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau (có xác nhận).

     Thứ hai, chế độ thai sản:

     Điều kiện để hưởng BHXH chế độ thai sản được quy định tại Điều 31, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:

Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.

     Thứ ba, chế độ tai nạn nghề nghiệp:

     Điều 43, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động bao gồm:

Điều 43. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;

c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này.

     Thứ tư, chế độ hưu trí:

     Điều kiện hưởng chế độ hưu trí được quy định theo Điều54, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:

Điều 54. Điều kiện hưởng lương hưu

1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;

b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;

c) Người lao động từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên mà trong đó có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò;

d) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi, trừ trường hợp Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, Luật công an nhân dân, Luật cơ yếu có quy định khác;

b) Nam từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, nữ từ đủ 45 tuổi đến đủ 50 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên;

c) Người bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

3. Lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia bảo hiểm xã hội khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và đủ 55 tuổi thì được hưởng lương hưu.

4. Chính phủ quy định điều kiện về tuổi hưởng lương hưu đối với một số trường hợp đặc biệt; điều kiện hưởng lương hưu của các đối tượng quy định tại điểm c và điểm d khoản 1, điểm c khoản 2 Điều này.

     Như vậy, khi bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với khách sạn thì bạn vẫn sẽ được hưởng BHXH. Tùy theo loại chế độ hưởng mà sẽ có những điều kiện khác nhau và khi bạn đáp ứng đủ các điều kiện đó thì bạn sẽ được thanh toán BHXH. 

Bài viết tham khảo:

    Để được tư vấn vấn chi tiết về thủ tục để được hưởng bảo hiểm xã hội, quý khách vui lòng liên hệ tới để được luật sư tư vấn Tổng đài tư vấn pháp luật lao động 24/7: 19006500 hoặc Gửi câu hỏi về địa chỉ Gmail: lienhe@luattoanquoc.com Chúng tôi sẽ giải đáp toàn bộ câu hỏi của quý khách một cách tốt nhất.

    Luật Toàn Quốc xin chân thành cảm ơn./.

Chuyên viên: Ngô Hương Li    

Tư vấn miễn phí gọi: 1900 6178